Trải Nghiệm Học Thuật:
Thơ (Tính) Lưỡng Cực

Ngu Yên

Kỹ thuật lưỡng cực là bài thơ ngay từ lúc khởi sự đã có hai tứ cảnh quan trọng, một ở khai cuộc, một ở kết luận. Các nhà văn theo chân Hemingway đề nghị một lối viết truyện ngắn dễ đạt sự nhất quán và dễ dẫn đưa người đọc theo dõi nội dung, là tìm ra kết luận trước khi phát triển cốt truyện. Trong tinh thần đó, bài thơ Lưỡng Cực tìm đến kết luận trước khi phát triển thân bài. Tứ thơ kết thường lập lại, gợi ý, giải thích, hoặc mở rộng một số chi tiết mà tứ mở đầu đã dàn trải hoặc đặt thao thức.
Lý do, khi đã có được kết luận, những câu thơ còn lại từ sau khai cuộc cho đến chấm dứt sẽ dễ tập trung vào điều muốn nói. Tránh những lời lẽ dư thừa. Tránh những ý tứ không cần thiết. Cô đọng hơn truyện, thơ cưu mang ít lời mà nhiều ý, ít chữ mà nhiều ẩn văn. Lời lẽ và câu cú trong bài thơ có thể thiếu, nhưng không nên dư. Mỗi câu đều có nhiệm vụ gợi ý, điềm chỉ chủ đề và ý chính của bài thơ. Mỗi câu đều hướng về ý tứ kết. Khi bài thơ phát triển từ khai cuộc đến lúc cạn ý, tự nhiên sẽ ráp vào phần kết luận. Bài thơ chấm dứt. Sau đó, bài thơ có thể được tái xét, điều chỉnh, cải thiện hoặc tái tạo để hoàn tất.
Dù ý tứ thơ khó hiểu, phức tạp hoặc quen thuộc, dễ hiểu, nghệ thuật Lưỡng Cực có thể dẫn đưa người đọc qua ba giai đoạn: Đỉnh mở, thân bài, và đỉnh kết. Đa số bài thơ Lưỡng Cực dồn áp lực vào đỉnh kết, để tạo ấn tượng sau cùng trong tâm tư độc giả. Đỉnh mở thông thường điểm chỉ hoặc tạo dựng ý tưởng và cảm xúc để thưởng ngoạn có lý do muốn tìm hiểu bài thơ. Ở giữa là những chi tiết diễn đạt với khả năng tạo ra thú vị. Đặc biệt, bất kỳ là loại thơ nào đều phải gắn bó với nhất quán và mỹ thuật. 
Ví dụ bài thơ Lullaby của người vô danh tộc Akan, miền nam Ghana, Phi Châu. Bản dịch Anh ngữ của Kwabena Nketia

Đổi Giờ

Vũ Quỳnh Hương

 
    Bóng tối tràn lấp mặt trời
    tôi vặn kim đồng hồ
    tặng mình thêm một giờ mùa đông
    một giờ một giờ đầy đặc bóng tối
    buổi chiều năm giờ tan sở buồn như nửa khuya
    hơi ấm hệ thống sưởi không ấm đủ ngoài vỉa phố

    Tôi nâng niu trên tay chiếc bóng
    một ngày tàn
    thở ra khói
    mùa đông không lãng mạn
    mùa đông những ngày lễ vang động tiếng rộn ràng
    dội ngược thành
    những tiếng than

Hồ Tịnh Tâm

Nguyễn Hàn Chung
 


Tiếng cá quẫy dưới dòng sâu làm vỡ
câu thơ viết trên mặt sóng
hai đứa buồn ngẩn ngơ
 
Những chấm bạc náu mình sau gốc tóc
nhích dần về phía xa xanh
thôi đi, lớ ngớ mùa đông lỡ hội trăng rằm

Thơ Trữ Tình:
Tân Lãng Mạn Thế Kỷ 21.
(New Romanticism)

Ngu Yên

Tân Lãng Mạn vào đầu thế kỷ 21 đưa ra những lập luận tranh cãi với ý nghĩa về bản chất phong trào Lãng Mạn và quá trình lãng mạn hóa. Một số đông các học giả như Bas Jan Ade, Charles Avery, Peter Doig, Gregory Crewdson, Olafur Eliasson, David Thorpe... cho rằng, chủ nghĩa và phong trào Lãng Mạn đã sai lầm khi chỉ tập trung vào những bi
Sáng Tạo và Tái Tạo thảm, cao siêu, kỳ lạ, bí ẩn, ... Những nghệ sĩ Lãng Mạn truyền thống đã nỗ lực tạo ý nghĩa cho những gì tầm thường, tạo huyền bí cho những gì bình thường, tạo lạ lẫm cho những gì quen thuộc, ... tạo tính vô hạn cho những gì hữu hạn, ... Những việc làm này cần thiết nhưng không thành công. 
Novalis lập luận: Không có tầm thường nào trở nên hoàn toàn có ý nghĩa, không có bí ẩn nào hoàn toàn bình thường, ... Chủ nghĩa Lãng Mạn đã bị hiểu lầm trong những giới hạn: thiên nhiên, giấc mơ, cao kỳ, nhạy cảm ... những đặc tính này không thể đặc trưng cho tất cả những gì gọi là chủ nghĩa Lãng Mạn, đừng nói chi đến dùng chúng để định nghĩa. 
Trước đó, năm 1920, Arthur Lovejoy đã nhận xét, có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm chủ nghĩa Lãng Mạn. Nhiều năm sau, Isaiah Berlin bình phẩm về các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Lãng Mạn, rồi kết luận, nếu có những định nghĩa về Romanticism, thì đó là những mâu thuẫn. 
Từ Novalis cho đến Berlin cho chúng ta một nhãn quan tổng quát và một khái niệm mâu thuẫn cho một phong trào “kéo dài” từ cuối thế kỷ 18 cho đến dương đại, có lẽ là một phong trào văn học dài nhất trong lịch sử văn chương nghệ thuật. Tân Lãng Mạn nỗ lực kết hợp Hiện Đại và Hậu Hiện Đại trong tinh thần Metamodernism (Kết Hợp Hiện Đại).
Berlin đưa ra nhận định về sự kết hợp: Đây là sự đặc biệt, trong thống nhất và đa dạng, trong bí ẩn thách thức tình trạng mơ hồ của phác họa mơ hồ. Quá trình tạo ra sự đẹp và sự xấu, tạo ra nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật cứu rỗi xã hội. Đây là sự kết hợp giữa ưu điểm và khuyết điểm,

Cơn Sốt

Lê Thị Huệ


Hồi chuông không bao giờ vắng mặt
Trong suốt bao nhiêu năm cùng chúng ta
Kéo còi tàu qua bao nhiêu sân ga
Đổ xuống trước mắt hai đứa bé bao nhiêu là định mệnh mê hoặc
Và chúng ta đã dốc sạch tuổi trẻ ra chọn
(Canh Thức Cùng Thơ Mộng)


Thoa chen vào cửa khi một sinh viên da mầu mở cánh cừa lớn của đại học xá. Nàng đến bên thang máy bấm nút số bảy. Chiếc thang máy không chạy. Nàng men theo những bậc thang của sáu tầng lầu đi lên. Dãy tam cấp vòng vẹo và cao hun hút. Đến lầu thứ tư, nàng thở dồn và lết từng bước một. Những sinh viên nội trú trong hall trường Columbia đi lên đi xuống thoăn thoắt, cười đùa thoải mái. Họ nở những nụ cười lớn an ủi khi thấy nàng bám tay vào cầu thang đẩy từng bước một. Lên đến lầu bảy, đôi chân mỏi quỵ, nàng ngồi bệt xuống chân cầu thang ngoài hành lang.
Bây giờ Thoa mới biết vào được phòng Ngữ không phải là chuyện dễ dàng. Chiều hôm qua khi chia tay nhau ở trạm tàu điện ngầm dưới phố, nàng lôi ra từ túi áo chàng một chiếc chìa khoá phòng. Ngữ nhìn chiếc chìa khoá trong nắm tay nàng và nói:
- Em giữ lấy cũng được. Cái chìa khóa này anh thường giấu lung tung. Thôi thì em cầm lấy cho tiện.
Giờ này ngồi trước cánh cửa lạnh lùng khép kín, Thoa mới biết rằng, cổng chính của đại học xá nơi chàng đang ở có một chìa khoá, cửa chính của mỗi lầu lại có một chìa khoá khác. Mà nàng thì chỉ có mỗi chìa khoá của riêng phòng Ngữ. Nếu không gặp lúc may mắn thì không dễ gì nàng vào được cửa phòng chàng để sử dụng cái chìa khoá riêng tư này.

Mẫu Hệ

Vũ Qùynh Hương

Có khi tôi ngồi nhổ tóc cho tình
mỗi sợi tóc trả bằng một nụ hôn
da thịt rợn hương tình ái
tóc yêu người từ lúc còn xanh

Những sợi tóc bạc trổ đầy hồn tôi
máu huyết tôi luân chuyển xanh xao
tôi hủy hoại hết phân tử hồng huyết cầu
và phân tử hạnh phúc
tôi bôi xoá mọi ký hiệu hóa học

Trí Nhớ Của Loài Chim

Hoàng Chính

  (Bản Anh ngữ The Birds' Memory được  phát thanh trên chương trình truyện ngắn quốc tế của đài BBC, London, Anh Quốc, hai ngày 23 và 25 tháng 03, 1996.)
 
 Thường thì lão vui vẻ như một gã đàn ông trong gánh xiệc. Nụ cười tuy nhăn nhúm nhưng lúc nào cũng gắn trên khuôn mặt đầy những nếp gấp của thời gian. Lão chẳng nói chuyện với ai. Một mình lão thơ thẩn ngoài công viên như một kẻ không công ăn việc làm. Chỉ có bầy chim là bu quanh lão, tíu tít như lũ con vây quanh người cha già hiền từ. Ðó là lúc lão nói chuyện huyên thuyên như người được bạc. Bây giờ, sau vài ly rượu, lão bỗng trở nên tư lự. Tôi ngồi đối diện lão, tay trái đặt hờ trên mặt chiếc bàn gỗ cũ, tay phải ngượng ngùng xoay chiếc ly sóng sánh chất rượu trong vắt như pha lê. Căn phòng chung cư chìm trong mùi thức ăn nướng thơm ngào ngạt. Mùi thịt nướng làm tôi ứ nước miếng. Và bao tử lại quặn lên những cơn co thắt không lớp lang.
          “Dường như khét rồi ông à.”
          “Cứ gọi tôi là John,” cái đầu lão gật gưỡng như thể bắt đầu nặng trên một cái cổ quá gầy guộc.”Không sao đâu.”
          Tôi liếc nhìn cái bếp nướng ở góc phòng. Căn phòng của lão cũng khá rộng. Phòng ngủ, phòng ăn nối dài với nhà bếp, phòng khách, nhà vệ sinh. Tất cả trở nên thênh thang với một lão già độc thân như lão. Chợt lão nâng ly rượu lên, đưa về phía tôi, vui vẻ, “Cạn ly đi cậu.”

Hộ Chiếu Của Nhà Văn

[đối thoại] 

Nguyễn Hưng Quốc

Một trong những ám ảnh lớn nhất của những người lưu vong là ý niệm về sở thuộc (sense of belonging). Với giới cầm bút, ám ảnh ấy lại càng nhiều day dứt: Không những bản thân họ mà còn cả tác phẩm của họ thuộc về đâu và sẽ đi về đâu?
Trong cuốn The Writer as Migrant (The University of Chicago Press, 2008), Ha Jin, nhà văn gốc Hoa viết bằng tiếng Anh tại Mỹ, trích dẫn một quan điểm của Nabokov mà tôi rất tâm đắc: Với một nhà văn, quốc tịch chỉ là điều thứ yếu; trong khi đó chính nghệ thuật mới là hộ chiếu thực sự của hắn.
Ha Jin dẫn ra trường hợp của hai nhà văn Aleksandr Solzhenitsyn và Lâm Ngữ Đường làm ví dụ.
Solzhenitsyn bị trục xuất khỏi Liên Xô vào năm 1974 và cư ngụ tại Mỹ đến năm 1994. Năm 1985, ông nộp đơn xin vào quốc tịch Mỹ nhưng đến ngày tuyên thệ, ông lại đổi ý. Năm 1994, sau khi chế độ Cộng sản sụp đổ, ông quay về Nga sinh sống. Tất cả những sự thay đổi về địa điểm cư trú ấy có ảnh hưởng gì đến sự nghiệp viết lách của Solzhenitsyn không? Không. Solzhenitsyn từng tuyên bố: “Tất cả cuộc đời tôi đều chứa đựng trong một điều – tác phẩm.” Và tác phẩm của ông, như ông cũng từng tuyên bố, “chỉ được viết cho quê nhà”, tức nước Nga. Nhưng nước Nga của ông lúc ấy lại từ chối ông:

Bàn Tay

Nh. Tay Ngàn

Trên cao xa kia nhớ nhung nàng chỉ còn mảng trời tím lạnh.
Buổi chiều tắt dần tắt dần tiếng chuông,
Cây lá sẫm.
Nàng vuốt lấy mặt nàng,
Thấy ngón tay nàng ướt đẫm.
 

Những đớn đau lớn theo đời nàng
Nàng đếm mãi trên bàn tay
(Ôi những ngón tay yếu ớt như côn trùng đơn chiếc)
Còn thanh xuân nàng ư?
Nàng hỏi sao mùa đông loài chim ủ rũ

Thố Ti....

Cao Xuân Huy

Sinh ra ở Việt Nam, nhưng lớn lên tại Mỹ nên tiếng Mỹ là ngôn ngữ chính của tôi. Khi rời Việt Nam tôi đã biết đọc biết viết, tuy tiếng Việt khá hơn bạn bè cùng tuổi, tôi thực ra chỉ có thể nói được những điều bình thường trong sinh hoạt hằng ngày. Tôi muốn học tiếng Việt nhưng bố bận vì sinh kế, không có thì giờ dạy con.
Tôi muốn tìm hiểu văn chương Việt Nam. Bố là người viết truyện và đang làm cho một tờ báo văn chương trong cộng đồng người Việt ở đây. Bố nói văn chương Việt Nam bao la lắm, bố không biết bao nhiêu, vả lại vì ít thì giờ nên bố chọn cho tôi đọc tác phẩm của những nhà văn mà theo bố, là những khuôn mặt lớn của văn chương Việt Nam. Bố nói cứ rán đọc, bố sẽ hướng dẫn thêm.
Những quyển sách bố chọn, tôi đọc rất kỹ, kể cả lời nói đầu, lời tựa đến lời bạt, lời khép. Tôi đọc hết những sách bố đưa, dường như văn chương Việt Nam quyến rũ, nên dù vất vả tôi vẫn tìm đọc thêm những quyển trong tủ sách của bố. Những quyển này, giá trị văn chương không bằng những quyển bố chọn. Tôi hỏi bố, tại sao truyện in ra mà không cần văn chương. Bố nói ở bên này in sách dễ lắm, có tiền là có thể xuất bản một quyển sách. Khác với sinh hoạt văn học ngoại quốc, văn học của ta thiếu hẳn một ngành phê bình chuyên biệt vốn cũng là một ngành học tại các đại học ở đây.

Bài Đồng Ca Riêng

Nguyễn Hàn Chung
                           
Đừng bắt đĩa dầu hao từng dan díu phải xa anh
thiếu nó anh lụn bấc khô tim lấy gì để sáng
trẻ trai nữa đâu mà sóng
mưa xưa cào xước mặt khuya rồi

Những lúc cùng bạn bè nhâm nhi tí cay
nhưng nhức nhớ cái thời đói quắt
đừng bắt anh về khi bạn anh đang hát
bài đồng ca riêng trong đáy ly

Cuộc Hẹn Thơ

Ngu Yên

Tôi nghĩ:
Sinh tạo bài thơ mới là điều lý tưởng. 
Công việc lý luận và tranh cãi sắp xảy ra chỉ là những ghi nhận trong nội tâm của một người nghĩ cách làm mới thơ từ bình thường đến triệt để. Kết quả như thể nào, phải đợi người đó băng qua hết sa mạc mới biết. Nếu người đó không đủ khả năng vượt sa mạc, bài viết này đành để lại ven đường với xương khô lẫn lộn giữa xương người, xương lạc đà, và răng chó sói. 
Tôi bắt đầu từ khái niệm làm mới thơ là làm mới những phụ thể của bốn yếu tính thơ. Rồi tiếp tục làm mới những thuộc tính và sắc thái thơ cho phù hợp với phụ thể mới. Với điều kiện: văn bản sáng tác phải hội đủ bản thể thơ. Với định luật tự nhiên cố định: Thơ luôn luôn đổi mới. 
Ngày 5 tháng 12.
Ý tưởng đầu tiên đến với tôi là thay đổi những phụ thể quen thuộc của yếu tính ý nghĩa. Ý nghĩa của bài thơ, của câu thơ, luôn luôn là thứ tồn tại nếu bài thơ, câu thơ đó được ghi nhớ hoặc được đóng giá trong lịch sử. 
Khái niệm tổng quát: Ý nghĩa của mọi sự vật là do con người gán cho. Ý nghĩa là tính hiểu biết về một đối tượng, sẽ không thay đổi. Nhưng ý nghĩa như thế nào, diễn tiến ra sao, thuộc về phụ thể và thuộc tính. Ý nghĩa của một đối tượng bao gồm ý nghĩa chung của đa số và ý nghĩa riêng của mỗi người trong mỗi thời đại, mỗi hoàn cảnh, mỗi trình độ, và mỗi cá tính. Ý nghĩa thay đổi trong quá trình giữa hai cực: Hiện thực và hư cấu. Thực tế và tưởng tượng là hai thành phần biến chuyển ý nghĩa. Trong khi, kiến thức, kinh nghiệm, văn hóa, và ngôn ngữ, bốn thành tố chủ lực tạo ra ý nghĩa cho một đối tượng hoặc một hữu thể. 
Như vậy, muốn đổi mới phụ thể của yếu tí

Viết Văn Ngoài Quê Hương

Nguyễn Mộng Giác

Chủ đề tạp chí Việt nêu ra làm cho tôi tự hỏi: "Mình bắt đầu thực sự 'sống' ngoài quê hương từ lúc nào đây?"
Trong "Lời cuối cho một bộ trường thiên" phụ lục của bộ Mùa biển động, tôi có viết: "Sau nhiều lần toan tính ra đi thất bại, đến lần thứ năm tôi mới rời khỏi quê hương. Ngày đó không bao giờ tôi quên: 29-11-1981. Khi chiếc ghe nhỏ đã ra tới ngoài khơi, nhìn vào bờ thấy ngọn hải đăng Vũng Tàu ngày càng xa, lòng tôi quặn thắt, có một phần thân thể và tâm hồn tôi đã chết. Tôi ngồi khóc lặng lẽ, quên cả nỗi sợ chết vì lúc đó sóng dữ, chiếc ghe khi bị đưa lên cao lên đầu ngọn sóng, khi bị đẩy chúi xuống lũng nước sâu. Sau năm ngày sáu đêm trôi trên mặt biển mênh mông, chúng tôi được tàu giàn khoan vớt và đưa vào đảo Kuku Nam Dương ngày 6-12-1981."
Giây phút cảm thấy đứt ruột khi ngọn hải đăng Vũng Tàu xa dần đêm hôm ấy là thời điểm bắt đầu "sống" ở hải ngoại? Năm 1989 viết những dòng chữ ấy, tôi tin như vậy. Bây giờ đọc lại, thấy mình lầm. Lúc ấy, thực ra tôi chưa ra khỏi nước. Tôi vẫn còn có thể bị một tàu công an biên phòng hoặc một tàu đánh cá quốc doanh nào đó chận bắt, dù không còn nhìn thấy ngọn hải đăng quen thuộc. Ngay cả khi đã ra hải phận quốc tế, nếu bão biển không dịu đi, chiếc ghe vượt biên mong manh vẫn có thể bị đẩy trở lại bờ. Sự sợ hãi vẫn còn đó, nó là dấu vết không thể tẩy xóa của một đặc trưng mới của dân tộc Việt Nam trong lịch sử hiện đại. Cho nên thời điểm khởi đầu cho cuộc sống mới của tôi ở hải ngoại, đúng hơn, phải là lúc chúng tôi được tàu giàn khoan của liên hiệp công ty Tây Đức-Nam Dương vớt chiều ngày 5-12-1981.

Lấy Nhau Chẳng Đặng

Phan Thị Trọng Tuyến 
 
Lợi dụng thời gian đổi diễn giả, tôi rời căn phòng họp lớn ồn ào tiếng người và nồng nực mùi khói thuốc lá để thoát ra phòng ngoài.
Ở phòng này, còn vắng vẻ và không khí còn thanh khiết. Thiên hạ và người lác đác cũng trốn ra, la cà bên những quán hàng ăn. Những tấm bảng giấy quảng cáo, mời mọc: bánh cuốn Ða Kao, thạch chè Hiển Khánh, bò viên Casino... Thì ra nhắc nhở suông chưa đủ. Khi nãy, xen kẽ với những bài hát, câu hò, ca vọng cổ, các nhà văn, nhà thơ lần lượt lên sân khấu nhắc nhở đến những buổi sáng ở Cây Quéo, những buổi trưa Bà Chiểu, những ngày mưa ở Bình Hòa, những phiên chợ ở Gò Vấp... Mọi người ngậm ngùi ôn lại hình ảnh trường xưa lớp cũ, bạn bè, lính tráng, công tư chức, kẻ mất người tù, kẻ đông người tây bây giờ. Rồi lát nữa đây, ra nhấm nháp những ềtiêu biểu cụ thể thì ai nấy có thể... yên tâm sống cho đến lần kỷ niệm sau.
Chợt có một bàn tay đặt nhẹ lên vai tôi từ phía sau lưng, một giọng nói ấm áp quen thuộc, nhưng từ lâu lắm, tôi cố tình đẩy ra bên ngoài trí nhớ.

Niệm Khúc Súng Gươm

Nguyễn Mạnh Trinh

Nốc cạn cho say đời biệt xứ
Mềm môi chưa sạch nỗi rêu rong
Máu lửa trôi dài cơn mộng dữ
Mịt mờ nhân ảnh bạc lòng không

Đếm tuổi nhọc nhằn thêm tóc bạc
Đếm tiền chưa đủ một cuộc say
Lỡ đường đau tủi vài câu hát
Én lạc ghềnh khơi mây trắng bay

Tiếng Đàn Của Cô Bé Hàng Xóm

 Lê Thị Huệ
Chuyện Ngắn
Tôi nghe tiếng đàn lúc cô vừa mới sơ tuổi. Tiếng đàn nhà hàng xóm ù ơ vọng sang. Văng vẳng vài nốt nhạc vừa bắt đầu vày vọc đàn. Có lẽ “Mỏm với Đá” (Mom & Dad) của cô cho cô bé học đàn. Tôi nghĩ Tàu học đàn. Người Tàu ở Hoa Kỳ vẫn rập khuôn cho con học dương cầm hay vĩ cầm hòng sau này con lập thành tích nổi trội để nộp đơn vào các đại học le lói.
Ba mẹ cô là thứ chằng ăn trăn quấn. Một ông trẻ Tàu Cholon lùn và tròn. Trán hói. Ngộ với nị lia chia. Một mẹ mụ du học sinh Méng Lèng Chai Nà (Mainland China) lấy ông Việt gốc bánh tiêu kỹ sư điện tử vùng Silicon Valley để có quốc tịch ở lại Mỹ.
Lần thứ nhất là tôi thấy cô bé từ nhà thương Kaiser về. Mẹ cô ẵm trên tay. Một bụm nơ hồng. Năm ấy hàng rào của hàng xóm bị bão Nancy quất sụm. Thợ Mễ đến sửa nên họ nhờ chồng tôi cho phép dùng sân đậu xe để tạm đống gỗ do Home Depot chuyển giao. Chồng tôi lúc đó đang ở Tokyo nên Tàu chồng phải hỏi qua tôi. Đương sự phân trần tôi mới biết gia cang. Ngôi nhà này do cha mẹ họ Đặng là chủ tiệm fastfood cho ông. Ông không phải đóng mortgage nữa. Ông mới có con gái. Tàu vợ khó chịu bắt ông phải qua hỏi nhờ chúng tôi dù theo ông thì để ngoài vỉa đường cũng được.

Nhà Bè Nước Chảy Chia Hai

Nguyễn Đức Lập

Đại đa số người Việt Nam đều biết câu ca dao:
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.

Nhà Bè là một quận thuộc tỉnh Gia Định, và nằm ở phía Nam Sài Gòn. Sông Đồng Nai chảy từ Phước Thành, theo hướng Bắc Nam, xuống Gia Định, đến làng Thạnh Mỹ Lợi của quận Nhà Bè, chia ra làm hai nhánh. Một nhánh là sông Nhà Bè, đổ ra cửa Soài Rạp và một nhánh là sông Lòng Tào, chảy ra cửa Cần Giờ.
Từ việc sông Đồng Nai chảy đến Nhà Bè, chia làm hai nhánh như vậy, nên mới có câu ca dao “Nhà Bè nước chảy chia hai” như đã nêu trên. Nhưng tại sao địa danh đó lại mang tên Nhà Bè?
Nhà Bè có nghĩa là cái nhà cất trên cái bè, nổi trên mặt nước.

Chong Ngọn Ngậm Ngùi

Luân Hoán
@

ngày đi tới tôi đi lui
khoảng trống cách biệt nhân đôi mỗi giờ
nhìn lui thấp thoáng tuổi thơ
nhìn tới chập choạng lờ mờ tương lai

sống - không còn cho ngày mai
hôm nay - như đã nằm ngoài tầm tay
lặng nhìn mình mất mỗi ngày
những thân quí nhất dần bay khỏi mình đời

Họp Mặt Lớp

Nguyễn Hàn Chung  
Ông lão tìm về trường cũ
sục bàn tay tìm quá khứ
quá khứ mịn màng lem vết mực
làn da muôn trùng sóng lan

Ông ngồi úp mặt vào bàn
chín lựng tiếng cười khúc khích
âm vọng thời gian trầm tích
chiều nay mồn một hiện về

Nhà Văn... Không Là Ai?

Nguyễn Hưng Quốc
Liên quan đến chuyện “viết cho ai?”,[1] tôi nghĩ, có một vấn đề khác cũng cần được đặt ra: Nhà văn là ai?
Câu trả lời chắc chắn không đơn giản. Khái niệm nhà văn thay đổi theo thời gian: ngày xưa, ở Việt Nam, bất kể ở những tài năng lớn hay nhỏ, tư cách nhà văn đều bị chìm khuất, thật mờ nhạt, đằng sau tư cách của những ông quan, ông đồ, ông cử hay ông tú.[2] Khái niệm nhà văn cũng thay đổi theo thể loại: trong ý nghĩa này, nhà văn chỉ là tên gọi chung cho nhiều loại người khác nhau, từ một nhà thơ đến một nhà tiểu thuyết, một nhà tuỳ bút, một nhà viết kịch hoặc một nhà phê bình và lý luận văn học. Khái niệm nhà văn còn thay đổi theo phương pháp sáng tác người ta sử dụng: một nhà cổ điển, một nhà lãng mạn, một nhà hiện thực, một nhà siêu thực, một nhà hiện đại chủ nghĩa hoặc một nhà hậu hiện đại chủ nghĩa... Khái niệm nhà văn cũng thay đổi theo những mục tiêu mà người ta, qua động tác viết, nhắm tới: có người viết để độc giả tiêu khiển, có người viết để tuyên truyền cho một quan điểm và để kích động tâm lý của quần chúng, có người viết để thoả mãn lòng say mê đối với chữ nghĩa, cũng có người viết để chỉ gửi lòng mình vào thiên cổ, với hy vọng, may ra...
Lặn sâu vào những sự đa dạng và phức tạp ấy để tìm hiểu vấn đề “nhà văn là ai?” hẳn là một điều vô cùng thú vị.[3] Tuy nhiên, trong bài này, tôi chọn một góc độ khác không kém thú vị nhưng lại thực tế hơn: nhà văn không là ai?

Vây Hãm Của Cô Đơn


Nh. Tay Ngàn
 
Một hôm đứa bạn thình lình hỏi: mày có một lý tưởng nào để bám víu mà sống? Tôi cười ngất, cười đổ nước mắt mũi và ngạc nhiên vì vô số âm thanh giống kim nhọn châm lùng bùng hai tai.

Trong một quán ăn tồi tàn về đêm ở chợ Mouffetard, một người đứng tuổi bảo tuổi trẻ bây giờ sa đọa và quên mọi bổn phận làm người; tôi làm thinh ăn hết tô phở, tô phở nhiều tiêu ớt cay bừng trong khi hắn hăng say chỉ dạy thương hại phương cách thành công cuộc đời – không có gì khó cả; tôi đứng dậy bắt tay và cám ơn, hắn nói mến tôi, tôi hao giống đứa con hắn – thằng ngu đần đó đã tự tử vô cớ. Ra đường tôi sặc khói thuốc tới lợm giọng, tôi cáu giận thốt chửi hết sức tục tĩu. Con lộ tường vách xiêu vẹo tối đen; tôi vấp phải một tên say nằm lăn vệ hè, hắn nhè nhè mời tôi uống hết chai rượu và hút hết gói Gitanes.

Thế Giới Và Những Giấc Mộng
Trong Truyện Của Vũ Quỳnh Hương

Bùi Vĩnh Phúc

Trong khoảng mười năm nay, kể từ truyện ngắn đầu tiên, Vận Tốc Trung Bình, của Vũ Quỳnh Hương, xuất hiện trên nguyệt san Văn (số Xuân Giáp Tý 1985), nhà văn này chỉ viết thêm hai hoặc ba chuyện ngắn khác, trong đó có hai truyện nổi bật là Miền Vĩnh PhúcNẻo Quyên Ca (đăng trên nguyệt san Văn Học, theo thứ tự, số tháng 10, 1986 và số Xuân Tân Mùi, tháng 1&2, 1991). Ba truyện ngắn này (đặc biệt Miền Vĩnh Phúc có thể xem là một truyện vừa, nếu in thành sách thì khoảng 70 trang) đã để lại một ấn tượng thật đẹp về thế giới văn chương của Vũ Quỳnh Hương trong tâm hồn người đọc. Mặc dù suốt trong mười năm, Vũ Quỳnh Hương chỉ cho phổ biến vài truyện ngắn và truyện vừa, những câu truyện được kể đã làm cho tác giả được nhiều người đánh giá là một nhà văn nữ có đầy nét sáng tạo.
Ba truyện được kể ở trên đều có những nét đặc sắc của nó, nhưng Miền Vĩnh Phúc có thể nói là tác phẩm đã ghi được những dấu ấn thật đậm nét vào trí nhớ người đọc. Tôi sẽ nói nhiều hơn về truyện vừa này sau khi giới thiệu Vận Tốc Trung BìnhNẻo Quyên Ca.
Vận Tốc Trung Bình là một câu truyện của một thiếu nữ yêu một người đàn ông trung niên, hơn nàng 15 tuổi. Người đàn ông này sống lủi thủi với cô con gái của mình trong một thành phố Mỹ điển hình. Người vợ còn ở Việt Nam và đã sống với một người đàn ông khác, và đó cũng chính là lý do để người đàn ông phải dắt con ra đi. Câu truyện rất giản dị, chỉ có vậy; nhưng cách kể lại câu truyện, cách phân tích tâm lý của nhân vật chính một cách vừa hết sức đời thường vừa hết sức thơ mộng, cách tác giả nhào lộn với những ý nghĩ của mình, cách tác giả tung ném những ý nghĩ đó rồi bày chúng ra trên mặt giấy – tất cả đã cho người đọc thấy được cái tài của nhà văn nữ này.

Còn Đó Bóng Hình

Song Thao

Nhã đã có vẻ bồn chồn không yên. Nàng rướn người lên quay qua quay lại liên hồi đôi mắt xao xác tìm kiếm. Chung quanh người nào cũng nhấp nhỏm láo liên nhìn ngược nhìn xuôi. Ai cũng muốn bắt cho được khuôn mặt người thân nổi trôi trong đám đông lổn nhổn phía dưới. Tôi kiễng chân ghé cặp mắt qua những chiếc đầu phía trước nhìn muốn xuyên thủng tấm kính trước mặt. Phía dưới xa những con người tất tả đổ xô từ hàng chục chiếc cửa được mở ra cùng một lúc dành giật một chỗ đứng xếp hàng trước những chiếc hộp kiếng vuông vứt nhốt một nhân viên Sở Di Trú ở trong. Sau những chiếc hộp này là những chiếc vòng tròn di động đội từng hàng va ly diễu hành trước những cặp mắt căng cứng của đám hành khách đang chờ lấy hành lý. Vài ông nhân viên quan thuế dẫn những chú chó đánh hơi quanh đám va ly đang chờ chủ. Tôi đảo mắt nhìn quanh một cách vô vọng. Làm sao lôi được khuôn mặt của cô cháu chưa bao giờ gặp ra khỏi đám nhân gian lố nhỏ bên dưới. Nhã ném cặp mắt lo lắng qua phía tôi:
- Làm sao mà kiếm được nó đây anh?
Tôi nhún vai chẳng biết phải làm sao. Cả chục cánh cửa phía dưới lại mở ra. Từng đoàn người lại vội vã tiến vào. Chắc chịu thua rồi. Những thân người lúc nhúc bên dưới giỡn cợt với đôi mắt đã có chiều thất vọng của tôi.
Tôi lầm bầm bên tai vợ:
- Bực mình cái con nhỏ này thiệt!

Phiên Tòa

Hoàng Chính

Thật là vớ vẩn mấy cha nội này. Mấy cha làm như thể mấy cha là cháu đích tôn của ông Khổng Tử vậy. Không đúng. Tụi nó đang bôi lọ đức Khổng Tử vì ba cái điều "Thần bất tử bất trung" ngài dạy đệ tử. Mấy cha ngu thấy mồ; mấy cha không biết áp dụng một số điều đức Khổng tử dạy học trò vào thực-tế trong nước. Chẳng hạn ngài nói "Trung thần bất sự nhị quân" thì có khác quái gì cái sự "Trung với đảng, hiếu với dân" vân vân và vân vân... mà mấy cha nội vẫn lải nhải tối ngày trong lớp học? Tụi bay ngu thấy mẹ, cỡ tao phải được gửi đi học tại trường đảng Nguyễn Ái Quốc mới phải. Tội nghiệp đất nước này đang mất dần đi những tài năng. Vậy mà mấy cha làm như thể mấy cha là cháu đích tôn của Bác không bằng. Mà có bao giờ thấy Bác ngồi làm chánh án phiên tòa nhân dân nào đâu. Cả đến mấy ông Các Mác, Lê Nin cũng chẳng bao giờ ngồi chủ tọa phiên tòa nào cả. Chỉ có mấy cha nội mới bày ra tòa nọ, tòa kia; thật cứ như bọn phong kiến dã man hay bọn tư sản giẫy chết vậy.

Trăng Ở Halfmoon Bay

Vũ Quỳnh Hương


Hãy tới hãy tới hãy tới Halfmoon Bay với anh
Ở một nơi trăng biếc gió xây thành
Ðêm và mộng và anh cùng ước hẹn
Ở Halfmoon Bay màu trăng rất xanh  

Hãy bước khẽ hãy ngồi đây với anh
Ðêm nguyệt tận bầy chim bay không về
Em muốn thấy sao khuya làm hôn lễ
Nghiêng lòng xuống và ở đây với anh

36 Kiểu Làm Thơ

Luân Hoán

1
thọc tay vào túi quần
thảnh thơi nhìn trời đất
hồn vía thật bình thường
chỉ lòng không sống thật

2.
tay quay hờ volant
luồn giữa cõi hồng trần
mờ mờ nhân ảnh động
bụi chạm lòng thoáng ngân

Mái Tóc Rượu Vang

Chuyện Ngắn Lê Thị Huệ  

Tiếng máy rầm rầm từ một nơi nào đang lăn về. Trạm xe lửa T Station. Ngứa điên người. Ly nhìn qua bên kia đường rầy. Tấm quảng cáo AT&T vĩ đại trên tường trạm có thể thấy bóng mình nhấp nhoang. Màu bầm sẫm đỏ chát không đủ gần để dội được ánh màu lên trong tấm kiếng to rộng trền tường hầm Boston phố. Thấp thoáng dáng tóc thẳng nghiêng lệch bờ vai. Ngó thì cũng thanh xuân. Nhưng như đang đội một nồi rơm rạ mọc ngàn cái nấm dại trên chân tóc. Như đang ngự trên một cánh đồng chí mén. Biết vậy thì đội mà chi. Phải nãy mang theo cái túi vàng kim Lancôme của Macy's mới tặng Lột mẹ nó xuống nhét vào túi thì yên cái đầu tôm rồi.
Mình có đang dâng sóng tình nhi nhô một cách qúa dạ thời gian không đây. Chứ hẹn ai mà phải sửa sọan điêu thế này. Nhỏ tiệm tóc đã nâng tấm gương bán buôn lên cười một nụ Leyna Nguyen đài truyền hình khen màu tóc làm cho you trẻ ra. Chắc là vì câu look young ấy. Thề. Đây là lần thứ nhất trong đời Ly mua một rượng tóc vói vươn tuổi trẻ để đi gặp một người. Cả đời Ly chả bao giờ ke cái vụ làm cho mình chẻ lợi. Ly mũi dừa có đệm chữ dọc ở phía trước, mắt mí rưỡi, môi thắm tình sầu, ngộ đời và thông minh trên những đồng nữ cần lời cố vấn của những thẩm mỹ viện. Ly yêu đời từng phút giây và cũng chán đời từng phút giây. Giờ cặp mái tóc để hòa đồng tuổi trẻ đi gặp con cháu gái. Vậy đó.

Đọc Thơ Là... Đọc... Thơ

Nguyễn Hưng Quốc

Nói đọc thơ là đọc thơ, tôi muốn nhấn mạnh đến hai yếu tố: đọc và thơ.
Ðọc? Thì ai mà chẳng đọc? Nhận định có vẻ hiển nhiên ấy, thật ra, chỉ hiển nhiên, đối với người phương Tây, trong vòng mấy trăm năm trở lại đây; và riêng đối với người Việt Nam, khoảng trên dưới một thế kỷ. Trước, khi chưa có chữ viết, không ai đọc; khi chữ viết chưa phổ cập, rất hiếm người đọc. Ở Việt Nam, trong cả hàng ngàn năm, hầu hết người ta chỉ nói thơ và nghe thơ. Chữ “nói thơ” ấy rất thông dụng ở miền Nam trước kia. Nói theo kiểu “nói Lục Vân Tiên”. Nói, ở đây, không phải là ứng khẩu hay ứng tác. Mà, thật ra, là đọc. Có điều đó là cái đọc không có văn bản. Đọc từ ký ức. Và, trước đó, để thuộc lòng, người ta thường cũng không đọc. Người ta chỉ nghe ai đó đọc hay nói. Cả người dạy lẫn người học đều châu tuần chung quanh một sinh hoạt có tính chất truyền khẩu. Điều này không những đúng đối với văn học dân gian mà còn đúng với cả văn học thành văn nữa. Cái gọi là văn học thành văn của Việt Nam ngày xưa thực chất là một thứ văn học bán thành văn và bán truyền khẩu. Tác giả: Có. Tác phẩm: Có. Nhưng do tình trạng in ấn lạc hậu và nạn mù chữ cao, hầu hết các tác phẩm ấy đều chỉ được lưu truyền dưới hình thức truyền miệng. Ngay đối với những tác phẩm được xem là kiệt tác như Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng không mấy người được đọc. Phần lớn người ta chỉ nghe ai đó thuộc lòng tác phẩm đọc. Rồi người ta nhớ. Rồi người ta lại truyền tụng tiếp. Cũng bằng miệng.

Ý Nghĩ Của Một Người Sắp Sửa Bất Lương

Ngu Yên

(Đọc bài thơ này ở những nơi có nhiều kẻ bất lương, nhiều kẻ giả hình, nhiều kẻ dỏm...)

Hỡi những người lương thiện
Hãy đi chỗ khác chơi
Thế giới hôm nay không có chỗ cho các người

Thế giới hôm nay thuộc về kẻ ác
Những kẻ giỏi lường gạt vô tâm và bội bạc
Những kẻ giả hình nhân nghĩa
Những kẻ lươn lẹo tình thương

Xin hỏi quí vị
Những danh từ chân thật lương tâm liêm sỉ
Có ý nghĩa gì ?
Nói đi
Có ý nghĩa gì ?

Đường Chiêm Bái

Thi Vũ


Em đi để lại mùi hương
Bóng xa vừa khuất con đường xin theo

1. Lưng chng tri Dharamsala
Người bốc xanh vào lá. Núi dựng thẳm từng dãy chạy theo rừng tùng. Chân trời rơi thỏm vào bên kia nắng. Chiếc xe bus lầm lủi đưa chúng tôi qua các truông đèo bất tận. Mười hai giờ chạy từ thủ đô Tân Đề Li lên Dharamsala dưới nhiệt độ dương 43.
Kéo chiếc cửa gương, gió phả theo hơi nóng tràn vào. Đầu như chiếc gàu múc từ lòng thẳm giếng bao hình bóng cũ nhưng hiện tiền. Trên vùng đất này, bên chênh vênh núi dựng, tỏa xuống khắp lưu vực sông Hằng, thái tử Tất Đạt Đa từng đi qua. Bước chân Người đã viết đậm thao thức mấy nghìn năm trước. Đánh những dấu hỏi thành trời xanh, thành trăng sao xao động, thành tịnh độ mười phương.
Người tôi đầy Phật. Tuổi thơ không mất. Tuổi thơ còn mãi trong đầu và trên đường. Tôi chỉ bước lại, dẫm đúng, miết mải một hành trình.

Hai Đoạn Lục Bát Cho Châu Văn Tùng

Luân Hoán

1
(trả lời sao chưa về thăm nhà)
Tôi đi từ chỗ sẽ về
tôi về lại chỗ chưa hề ra đi
đi về, cũng có đôi khi
bình thân một chỗ, đã đi, đã về
tôi đi từ chỗ sẽ về
tôi về lại chỗ chưa hề ra đi
nghĩa là, tôi mải miết đi
tôi đi mải miết không khi mô về
có đi mà chẳng chịu về
hay là, coi bộ, chưa hề ra đi

Ngựa Nản Chân Bon

Nguyễn Mộng Giác

Gió vi vu làm nền cho lời ca thánh: ...”Nhờ công ơn lân tuất của Chúa ta, Ðấng đã từ cao cho 'Mặt trời mọc' đến thăm viếng. Và soi sáng cho những ai còn ngồi trong u tối và trong bóng chết, để dắt chúng ta trên con đường an lạc. Lạy Chúa xin cho các linh hồn được yên nghỉ muôn đời và được hưởng ánh sáng nghìn thu. Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin ta thì dù có chết sẽ được sống lại, và ai sống mà tin ta thì không phải chết đời đời”.
Vị linh mục đọc kinh Lạy Cha... và rảy nước thánh lên chiếc quan tài đóng vội bằng gỗ ván thuyền. Vợ người quá cố khóc thảm thiết, và lúc bấy giờ lời cầu nguyện lại làm nền cho tiếng khóc. ”Lạy Chúa, xin thương người quá cố này là tôi tớ Chúa. Xin đừng theo việc làm mà phán xét họ, họ vốn một lòng một ý với Chúa. Lại nữa, khi còn sống họ đã ở cùng đoàn thể các tín hữu, với một lòng tin tưởng thành thực. Xin vì lòng nhân từ Chúa, cho linh hồn Giu-se họp đoàn thể cùng các Thiên Thần Chúa trên trời. Nhờ Chúa Ki Tô, Chúa chúng con. Amen”. Quả phụ nín khóc. Dường như một lúc nào đó, tạm quên đau khổ nàng lắng nghe lời ca thánh, và bất chợt nhận thấy lời nguyện chung gần gũi với nỗi lo lắng và niềm mơ ước riêng tư. Hoặc niềm đau xót đã đến chót vót, khiến nàng bàng hoàng ngơ ngác, như người đã lên đến ngọn đỉnh trời, lo âu nhìn vực thẳm quanh mình, không biết làm gì nữa giữa chốn mây khói bàng bạc và gió thổi. Vị linh mục tiến thêm một bước để làm dấu thánh giá trên quan tài... ”Lạy Chúa xin cho linh hồn Giu-se được nghỉ yên muôn đời, và được hưởng ánh sáng nghìn thu. Xin cho linh hồn Giu-se được nghỉ yên. Amen. Mong cho linh hồn này và linh hồn mọi tín hữu, nhờ lòng lân tuất Chúa được nghỉ ngơi bằng an. Amen”.

Hai Người Ðội Mũ

Hoàng Khởi Phong

Mặt trời đã khuất sau những ngọn cây sao của đường Nguyễn Kim. Hàng cây hiếm hoi còn sót lại trong thành phố, bao quanh khu vận động trường có lẽ đã được trồng từ thời Pháp thuộc. Những ngọn cây bên kia đường, ngay trước mặt tiền của sân vận động cao hơn cả khán đài trung ương. Gió chiều thổi lướt dọc trên con đường Nguyễn Kim, vắng tanh không một chiếc xe, không một bóng người.
Gió thổi những cánh hoa sao bay tan tác trên không, trước khi là đà đáp xuống các ngôi mộ của khu nghĩa trang. Nhiều bông hoa bay mãi tới cuối nghĩa trang, đâm sầm vào bức tường thấp bao quanh trước khi rơi xuống đất, hệt như hình ảnh một phi cơ Thần Phong lao thẳng xuống sàn tầu.
Trời đã bắt đầu nhá nhem tối, đột nhiên trong lòng phố vắng vang lên những tiếng động gióng một. Tiếng động gây ra bởi một chiếc nạng gõ xuống lề đường. Người chống nạng đội một chiếc mũ lưỡi trai kéo sụp xuống, anh đứng tần ngần cách bức tường bao quanh khu vực nghĩa trang, nhìn vào những ngôi mộ lô nhô trên mặt đất. Ðó đây một vài chữ thập, chữ vạn nhô hẳn lên cao khỏi những nấm mồ. Gió đột nhiên trở nên dữ dội, những cánh hoa sao bị gió hất tung lên trên không trước khi đổi hướng rơi xuống. Những cánh hoa quay vù vù trên không, trông như những người lính nhẩy dù đang lơ lửng giữa trời cao. Một cánh hoa vô tình đáp xuống nhẹ nhàng trên vành mũ lưỡi trai, khiến người cụt chân nghển cổ, ngoẹo đầu ngó lên. Hàng trăm những cánh hoa bay tan tác trong lòng con phố vắng. Anh nhớ lại lần đầu tiên phóng mình ra khỏi thân tầu. Anh đã được huấn luyện viên căn dặn: Khi phóng mình ra khỏi thân tầu, phải nhìn xuống đôi tay thu trước bụng, đếm nhẩm 331, 332, 333. Ðếm xong ngoái cổ nhìn lên, xem dù lưng có bọc hay không? Nếu không thì phải giựt dù bụng để khỏi rơi xuống đất, thành một đống bầy nhầy không hình dạng. Khi dù lưng đã mở, hai tay phải nắm chắc lấy cái đai để điều chỉnh hướng dù.

Tưởng niệm Nguyễn Đức Lập

Nguyễn Mạnh Trinh

Ngày giỗ Nguyễn Đức Lập. Tôi giở bộ di cảo “Hương Giáo Đề Thơ” ra đọc lại. Bộ sách cả ngàn trang gồm bốn quyển đồ sộ tôi đọc như để tìm một cách ứng xử với đời sống của mình. Tác giả trong ấn bản đầu tiên của Hương Giáo Đề Thơ trong Lời Tựa đã tự giới thiệu: “Là tập thư của vị thầy giáo làng gởi cho đứa học trò (Lê Văn Cui) cả đời không học hết được túi khôn của thánh hiền.” Tác giả mượn chuyện xưa để nói về thời nay để từ lịch sử nhân loại rút ra những bài học trải dài theo những kinh nghiệm xưa cũ. Hình như, trong khi khề khà bàn luận, tác giả như muốn gửi theo những tâm sự của mình, biện luận rành mạch theo kiểu nói có sách mách có chứng để gia tài văn học và lịch sử của tiền nhân thành những biểu tượng có ý nghĩa.
Có lẽ ảnh hưởng từ đời sống gia đình nên Nguyễn Đức Lập đã có phong thái văn chương như vậy. Thân phụ của anh là cụ Hồng Tiêu Nguyễn Đức Huy, một ký giả lão thành của làng báo Việt Nam mà nhà văn Nguyễn Vỹ trong tác phẩm Tuấn Chàng Trai nước Việt bày tỏ lòng tôn kính của lớp thanh niên trẻ đối với ông khi kể lại cuộc viếng thăm Quy nhơn năm 1924. Thân mẫu của anh là nhà văn Tùng Long một bậc từ mẫu đã suốt đời hy sinh cho con cái và là một hình ảnh bà mẹ Việt Nam sáng ngời trong văn học.

Cuộc Tri Âm Của Ngôn Ngữ

đọc Cao Bá Quát  Giữa Hồn Thiêng Sông Núi
của Tường Vũ Anh Thy, Ức Trai xuất bản, 1985

 Lê Thị Huệ

Đây không phải là thế giới quen thuộc của đám đông. Thân thế của Cao Bá Quát không phải là thân thế chung của nhiều người. Cao Bá Quát, một ông quan, một trí thức bị xử trảm, một thi sĩ cuồng tâm, một thiên tài lỡ vận… Thế giới của Cao Bá Quát, con người và thi ca của ông khó để mà chia sẻ bởi độc giả số đông. Con người ấy, thi ca ấy là để ngưỡng mộ, để nghiên cứu, để trang trí văn học.
Bởi vì không phải ai cũng làm cái công việc này. Và không phải ai cũng có thể nghĩ ra những điều như sau:
Thế sự thăng trầm quân mạc vấn
Yên ba thâm xứ hữu ngư châu
Vắt tay nằm nghỉ truyện đâu đâu
Đem mộng sự mà đấu với chân thân thời cũng thế
Duy giang thượng chi thanh phong, dữ sơn gian chi minh nguyệt
Kho trời chung mà vô tận của mình riêng.

Rêu Phong Mấy Lớp

Võ Kỳ Ðiền

Ðình thụ bất tri nhơn khứ tận,
Xuân lai hoàn phát cựu thời hoa.


Sáng hôm nay ông Năm nhấp nhỏm ngồi đứng không yên. Hết ngồi xuống lại đứng lên, ông bước chầm chậm lại gần cửa kiếng lớn phía sau nhà, nghiêng mình nhìn xéo qua cái hàn thử biểu để ngoài trời. Ông nhướng mắt rán nhìn cái màu đỏ của thuỷ ngân, coi nó lên xuống tới mức nào. Có thấy gì đâu, cái lằn đỏ nhỏ xíu, lờ mờ. Tức mình ông lẩm bẩm, cằn nhằn cái thằng con trai út, đã biểu gắn sát sát bên trong cho dễ đọc, để tuốt đằng xa ai mà thấy. Cái xứ gì, thiệt tình! Lạnh gì mà lạnh dữ, hổng biết xuống tới bao nhiêu độ rồi !
Nói xong ông đứng áp lại gần cánh cửa để nhìn cho rõ hơn. Cánh tay trái đụng phải khung cửa nhôm lạnh ngắt như một khối nước đá, ông rút tay về, quay lại chậm chạp từng bước, từng bước trở về ngồi trên chiếc ghế thấp. Cặp mắt hấp háy nhìn ra ngoài bầu trời xám xịt. Ông thấy cái sân cỏ xanh đã trở thành một bãi tuyết trắng mênh mông. Có chỗ phẳng phiu trắng xoá, có chỗ được xe xúc tuyết ủi gò cao lên như những đụn cát. Cây cối biến đi đâu mất tiêu hết. Mấy bụi hồng bông đỏ như nhung, mấy bụi mẫu đơn bông lớn bằng cái chén kiểu màu trắng màu hường, cái hàng rào bằng cây trắc bá diệp cao cả thước xanh um của mùa hè vừa qua, tất cả hiện giờ bị chôn vùi dưới những đống tuyết.

Tri Âm

Phạm Quốc Bảo

Nhét miếng thẻ vào lại túi áo và như một phản xạ, tôi nói:
“9.2.4.5.3.8.”
“Thank you.”
Từ phòng kiểm soát cách đến cả 400 thước, tiếng trả lời phát ra và truyền qua máy phóng thanh nghe lơ đãng vật vờ. Ðồng thời, cánh cửa sắt được điều khiển bằng vô tuyến điện tử tự động mở. Tôi bước ra khỏi cổng xưởng.
Gió ngoài bãi đậu xe ập lên người, tôi nhắm mắt lại để tận hưởng bầu không khí trống thoáng. Dường như những gai ốc đang nổi lên cùng người, tôi hứng trọn một khoái cảm gây gây. Trong khi tai tôi vẫn còn như nghe hàng dẫy máy tiện khổng lồ chạy suốt ngày đêm ầm ầm vẫn rung động cả không gian, nơi đó tôi đã chúi mũi trung bình mỗi ngày tám tiếng đồng hồ và mới rời khỏi cách chừng năm phút đây thôi. Vừa đi, tôi vung mạnh đôi tay, vặn mình trong gió, và cảm giác như mình vừa được hồi sinh.
“Làm sao đấy?”

Mùa Thu Thành Phố

Nh. Tay Ngàn

Một sớm thức giấc anh chợt nhớ ra mình đang ở trong một thành phố xa lạ
Anh chợt nhớ ra sau cơn mộng kinh hoàng em đã ngàn trùng mây nước kêu gào vô vọng nhớ thương
Đáng lẽ giờ này em đang nũng nịu trong vòng tay anh, mớ tóc đen mềm mướt, đôi mắt ngái ngủ dịu dàng và bên ngoài nắng ấm dọi qua song
Căn phòng vang tiếng em cười vui bữa ăn sáng mà anh nghe thấy cùng một lúc với giọng chim sẻ ca hát trên những mái ngói
Rồi anh đưa em qua những cửa nhà thân thuộc, một cái dốc một chiếc cầu con sông chợ nhóm, vườn thú có những lùm cây xanh tươi hoa đỏ và anh rẽ tay mặt
Trên đường về nhà qua những con đường bóng mát anh thường huýt sáo
Đâu ngờ đến ngã rẽ cuối cùng bây giờ anh ở đây với bầu trời xám thấp, các cửa kính đóng chặt – đóng chặt ngàn đời, những ống khói đen sầm

Không Khánh Thành Cuộc Nhân Sinh

Lê Giang Trần

Tòa lâu đài khởi sinh
từ viên gạch đầu tiên
tượng trưng cho công trình xây cất
Khuôn sườn vươn cao như sức sống
từng bộ phận tháp vào như mầm sống nẩy thêm
thiết trí như kinh nghiệm
sơn phết như khôn ngoan
thời gian công trình kéo dài như đời sống

Miss Baby Racou

Đỗ Kh.

Người con gái mặc áo tắm một mảnh màu trắng nằm duỗi người trên cát. Một tay nàng chống cằm, một chân nàng co lên đằng sau bụng sấp trên khăn tắm, bàn chân trần ưỡn cong như vẫn mang một chiếc giày cao gót tưởng tượng, trông mang máng như một tấm hình pin-up nào của bốn mươi năm về trước, hay là năm mươi năm không chừng, khi mà đảo san hô Bikini ở Nam Thái Bình Dương chưa nổi tiếng nhờ những thí nghiệm phản ứng dây chuyền hạt nhân hình nấm khổng lồ cuồn cuộn khói. Khi mà áo tắm hai mảnh nguyên tử chưa ra đời trên những bãi đá sạn của bờ Ðịa Trung bên này nước Pháp. Nàng mặc áo tắm một mảnh trắng trinh nguyên hơi làm chói mắt, dáng Marilyn, không phải, hay là dáng B.B. nũng nịu, dáng B.B. phụng phịu, nàng nhìn hắn cười duyên.
Hắn cười lại.
Kính mát Ray-Ban gọng nhựa Wayfarer, quần đùi Mỹ kẻ ca-rô, dép Bình Trị Thiên.
Bãi biển này gia đình, vào lúc trưa nghẹt người, trẻ con ôm banh nhựa chạy đuổi nhau lòng vòng, mấy bà mẹ vú sồ xề để trần nằm đọc Philippe Djian, các ông bố đồ latex đen, mặt nạ, bình dưỡng khí, chân vịt và dao găm chơi trò người nhái nhại tuồng năm nay nổi tiếng La Grande Bleue. Cát ở đây không được mịn, nước ở đây không được trong nhưng vẫn là nghỉ hè tháng tám miền Ðịa Trung, xa xa có những cao ốc nghỉ mát bình dân Merlin rẻ tiền, ngoài biển có vài du thuyền trung lưu tàng tàng, lắm cánh buồm wind-surf lật lên lật xuống và xe gắn máy thổi nước ầm ầm sùi bọt lượn lại lượn qua.

Tháng Giêng

Vũ Quỳnh Hương

Lũ bồ câu trắng tỉa sâu trên cành
đàn vịt xám quẫy nước giữa mặt hồ River Park
mưa rắc hạt ngọt ngào xuống lớp lá vàng rã mục mùa thu
hãy ngủ yên và trở thành phân bón của đời
bây giờ là mùa xuân

Buổi sớm mai bàng hoàng thấy hoa đào nhuộm hồng
hết hàng cây bên đường
một sớm xuân
phả hương thơm vào trí nhớ mệt nhoài
đánh thức dậy những tà áo cũ

Nguyễn Xuân Hoàng,
Vài Nét Về Tác Giả Và Tác Phẩm

Nguyễn Mạnh Trinh

Thời đại của Nguyễn Xuân Hoàng là một thời thế đặc biệt. Ở đó, đầy những biến cố từ thuở kháng chiến chống Pháp, đến thời đệ nhất, đệ nhị Cộng Hòa, từ những cuộc di cư đến ngày di tản, từ cuộc vượt tuyến di cư vào Nam đến vượt biển tị nạn xứ người. Những biến cố ấy tạo cho cả một thời đại những nét chung mang nhưng lại là những điều riêng biệt trong ký ức mỗi người.
Ðọc sách viết về thời kỳ ấy hay viết để kể lại, cái nét chung ấy nhiều khi chuyển thành riêng biệt. Trong văn chương, lấy cái chung làm cái riêng của mình chẳng phải là dễ dàng. Nguyễn Xuân Hoàng là một tác giả mà trong tác phẩm của mình đã mang độc giả đi qua những cảm giác tiền chế của cái chung để đi vào cái riêng của mình một cách rất nghệ thuật. Chính cái nét sống động, của những mảnh đời thật, của biến cố thực, của cảm giác thực đã làm độc giả đi vào một thế giới với sự tò mò qua nhiều câu hỏi. Nguyễn Xuân Hoàng? Trần Lâm Thăng của Người Ði Trên Mây và Bụi và Rác? Là tôi trong Tự Truyện Một người Vô Tích Sự, trong Ngôi Nhà Ngói Ðỏ?
Hay là tôi của Mang Mang với thi sĩ Hoang Vu hoặc trong câu thơ “Nha Trang Hang Ðộng Tuổi Thơ”? Nhà văn? Nhà giáo? Nhà thơ ? Nhà báo? Don Juan hết thời? Người đi trên mây?…

Thục Nữ

Luân Hoán

Em Thục Nữ đời đời là quỷ dữ
với tâm xà khẩu phật mặt mày hoa
vuốt trong mắt nanh trong môi óng ả
hồn tinh khôi em huyễn nhiệm ranh ma
thân mỏng mảnh, viện bảo trì núi lửa
giọng mượt mà, kho dự trữ kim dao
lòng bát ngát, nghĩa địa tim hóa thạch

Viết, Như Một Cách Tự Hoạ

Nguyễn Hưng Quốc

Tại sao viết?
Trả lời câu hỏi tương tự, một lần, trên tạp chí Thế Kỷ 21, tôi đặt vấn đề: tại sao người ta thích hỏi nhà văn là tại sao anh (hay chị) viết văn? Tại sao không ai hỏi cái câu hỏi tại sao ấy với những hạng người khác, với các chính khách, các bác sĩ, các luật sư, kỹ sư, hay với các nhạc sĩ, các ca sĩ, chẳng hạn? Có phải với những nghề ấy, vấn đề đã quá hiển nhiên? Đó là những nghề hoặc có tiền hoặc có danh hoặc có cả hai, đôi khi lại thêm quyền lực nữa. Người ta chỉ hỏi các nhà văn: tại sao anh/chị viết văn? Dường như người ta tò mò: Tại sao anh/chị biết, như Nguyễn Vỹ từng than, nhà văn An Nam khổ như chó, vậy mà anh/chị vẫn cứ mơ mộng làm văn sĩ? Tại sao anh/chị biết, như Nguyễn Minh Châu từng thú nhận, con đường văn chương là một con đường nhục nhằn, đau xót, đầy bất trắc,[1] vậy mà anh/chị cứ đeo đuổi mãi? Tại sao anh/chị biết, như Nguyễn Du từng ngậm ngùi, thơ văn chả có ích lợi gì, nhất sinh từ phú tri vô ích, vậy mà anh/chị cứ lầm lũi viết lách? Tại sao? Cái câu hỏi tại sao ấy, từ phía độc giả, như một sự lạ lùng; về phía nhà văn, cứ như một niềm nhức nhối.
Tại sao anh/chị viết văn? Hỏi. Ừ, thì hỏi. Nhưng hầu như người cầm bút nào cũng biết là mình bị văn chương chọn hơn là chính mình chọn văn chương. Lý do đơn giản: cái viết nào cũng khởi phát từ một cảm hứng mà cảm hứng thì lại nằm ngoài tầm kiểm soát của người cầm bút. Không có người cầm bút thực sự nào không sáng tác như một phiêu lưu. Điều này, có lẽ phần nào giải thích được hiện tượng vì sao các nhà văn hay có tật nói khoác: anh/chị ta lúc nào cũng ngạc nhiên trước tác phẩm của mình. Một kỹ sư không ngạc nhiên đến thế khi nhìn cái máy do mình chế tạo ra: anh/chị ta đã hình dung được nó từ trước, ngay trong dự án. Với nhà văn, trong công việc sáng tác, tình hình lại khác. Ngay cả khi viết xong điều đắc ý, anh/chị ta vẫn chưa chắc đã hiểu trọn những gì mình đã viết, hơn nữa, dù hiểu, vẫn bàng hoàng: anh/chị ta cần lời khen của người khác hoặc của chính mình để tự tin vào mình.


Chớp Mắt Ngoái Lại

Song Thao

Ngày cưới, Nghĩa không có được niềm vui trọn vẹn. Chẳng phải vì đám cưới có gì trục trặc. Mọi việc diễn tiến hoàn hảo đúng như dự trù của anh. Cũng chẳng phải vì anh bị ép buộc gì. Anh và Diệu yêu nhau, lấy nhau giữa sự vui mừng của cả hai gia đình. Cái khoảng hụt hẫng của anh chính là vì thiếu sự hiện diện của hai người bạn nối khố từ những ngày mài đũng quần ở trường tiểu học.
Vũ đang dạy ở trường Võ Bị Đà Lạt một hai đoan quyết thế nào cũng về. Tao mà không có mặt thì đám cưới mày đâu có thành được. Vậy mà cái lệnh cấm trại trăm phần trăm đã níu chân anh. Khoác vào người bộ đồ lính thì cuộc sống có gì là chắc chắn kể chi tới cái phép đã cầm trong tay mà giờ chót lại trở thành tờ giấy lộn. Sáng sớm ngày cưới, đoàn người đi rước dâu chưa ra khỏi cổng, một bó hoa hồng đỏ au tươi rói gửi về từ Đà Lạt đã thay Vũ nói lời chúc mừng với người bạn thiết. Kèm theo bó hoa là một cánh thiệp đẹp và trang nhã. Gửi tới hai đứa mày những lời chúc mừng đẹp đẽ nhất. Tao đã dành sẵn một phòng tại Palace cho tuần trăng mật của tụi mày. Thằng Tước có về làm phép cưới cho mày không?
"Thằng" Tước nay đã là một linh mục. Nhưng, với Vũ, bạn bè ngày cũ muốn làm gì thì làm, vẫn cứ là thằng hết. Ba thằng học chung lớp với nhau suốt năm năm tiểu học tại trường nhà thờ Hàm Long ở Hà Nội. Tại sao thân với nhau thì chỉ có trời biết. Vì trời sinh ra ba đứa tính tình khác hẳn nhau. Tước củ mĩ cù mì luôn nhường nhịn và nhỏ nhẹ với bạn bè nhưng có tính khôi hài lạnh rất tới. Nghĩa thì tròn như hòn bi chẳng có cái gai nào của cuộc đời có thể chích làm anh mưng mủ được. Vũ bộc trực chẳng có điều gì nằm ở trong bụng anh lâu quá được một phút, lại có cái miệng nói năng thẳng băng chẳng ngán thằng tây nào cả. Học ở trường đạo dĩ nhiên Hiệu Trưởng là một linh mục. Một bữa, trong giờ ra chơi, Vũ đứng há miệng nghe lén cha Hiệu Trưởng nói chuyện với bà mẹ già tới thăm ở ngoài sân. Nghe cho đã xong, Vũ hộc tốc đi tìm Nghĩa và Tước.

một đoạn trong thánh kinh

Hoàng Chính 

“Ma sơ à.”
“Gì con?”
“Ma sơ đừng đọc Thánh Kinh nữa được không?”
“Được chứ. Thôi thì dì để cuốn Kinh Thánh đây, lúc nào buồn con mở thử một trang đọc xem sao nhé. Một đoạn cũng được nữa. Nghe Tâm.”
Dì phước ra về. Cuốn Kinh Thánh nằm lại trên mặt chiếc bàn gỗ cạnh đầu giường. Cuốn sách bìa đen, cạnh giấy mạ vàng có sợi chỉ đỏ để đánh dấu đoạn đang đọc. Sợi chỉ đỏ nằm ở trang nào hắn cũng không buồn để ý tới. Dì phước dặn thì cũng cố ngoan ngoãn gật đầu cho bà vui chứ thời buổi này làm gì có ai làm phép lạ mà mơ tưởng. Ngày nào dì phước cũng lại, quanh quẩn bên những giường bệnh, giúp đỡ lặt vặt đám người đã mang bản án tử hình. Nhưng hôm nay dì phước không đến. Mà trời thì cứ mưa rả rích. Mẫu đối thoại hôm qua cứ chạy đi chạy lại trong đầu hắn như đoạn băng nhựa cũ kỹ. Ma sơ đừng đọc Thánh Kinh nữa được không? Được chứ. Thôi thì dì để cuốn Kinh Thánh đây, lúc nào buồn con mở thử một trang đọc xem sao nhé. Một đoạn cũng được nữa. Nghe Tâm. Hắn thở dài âm thầm, rồi thở dài ra tiếng cũng chẳng ai đoái hoài. Trời ơi, mưa gì mà mưa hoài. Chán bỏ mẹ! Chả lẽ mở thử cuốn sách bìa đen ấy ra, đọc một đoạn cho đỡ buồn. Hắn nhoài người ra trước, lật những trang sách, rồi mở hẳn cuốn Thánh Kinh, đặt ngửa trên mặt bàn ngủ, bên cạnh chiếc ly thuỷ tinh mẻ và cái bình thuỷ màu xanh lá mạ.

Những Thừa Số Tính Sai

Lê Giang Trần

Tôi bước đi
bằng đôi chân chập chững
hồn thơ ngây xác nhẹ thiếu cân bằng
nên vấp ngã thành quen
điều ngạc nhiên là những viên sỏi nhỏ
ám ảnh muôn đời đứa bé mới tập đi
Tôi bước đi
bằng con tim rung động
yêu đương nồng nàn và ngã quồ như không
điều ngạc nhiên là ngàn hoa vẫn nở

Cao Bá Quát,
Con Người Phẫn Nộ, Một Tuyên Ngôn Thơ

Thi Vũ

 Bãi cát dài tiếp bãi cát dài
Đi một bước lại lùi một bước
 
Phóng mắt về trước. Không gian dàn trải mênh mông. Mênh mông càng thêm mênh mông, khi mênh mông có đường nét và thể khối. Như bãi cát. Nếu không, mênh mông sẽ mù. Bãi cát tiếp bãi cát, những đường nét, thể khối có giới hạn bỗng biến thành vô tận. Đi hoài không thấy tới. Càng đi càng thụt lùi. Bởi trời đất vô cùng, lòng người giới tuyến theo từng cái chột dạ.
Tả sự mênh mông của trời đất với con người bé nhỏ như hạt sương, như cái kiến… phải khen là tài tình :
Bãi cát dài tiếp bãi cát dài
Đi một bước lại lùi một bước
Nguyên bản chữ Hán, cô đọng hơn:
Trường sa phục trường sa
Nhất bộ nhất hồi khứ
Tả cái mênh mông trời đất trong nền thi ca tiền chiến « mênh mông trời rộng nhớ sông dài », tưởng không ai hơn Huy Cận:

NỗiLiênĐenTốiVôCùng

Nh Tay Ngàn

Rồi mùa thu rủ tôi đi xa
Tôi đi xa mãi tôi rồi
Nhằm đêm hoa rụng như ánh trăng
Tan mù mù trên miệt hải ngạn
Và lớp sương mốc đổ liên hồi
Tận viễn khơi  những con thuyền sôi nỗi
Lướt qua màn đe dọa khi ly hương
Giữa tôi và Liên hôm nay
Ánh trăng  không thành như cơn huyễn mộng

Chờ Tôi Với...

Cao Xuân Huy

Tiếng rít của vỏ đạn hỏa châu phá tan cái im lặng của mặt trận, vỏ đạn rơi thẳng xuống chỗ Toàn nằm. Sợ vỏ đạn rơi xuyên qua thân thể mình, Toàn co rúm người lại, thu nhỏ thân hình. Trời lạnh, mưa mỏng hạt, ánh trăng hạ tuần nhờ nhợ lẫn vào màu cát. Toàn căng mắt nhìn, không thấy gì. Màu vàng nhợt xóa mờ đường ranh giữa trời và đất. Ánh sáng hỏa châu nhập nhòe đường nét vùng quan sát.
Tựa lưng vào thành giao thông hào, Toàn hồi hộp đợi lệnh tấn công lần chót trước giờ ngưng bắn. Ðã quá bốn giờ sáng, chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa là đến giờ. Một cuộc ngưng bắn toàn diện, chính thức được hai bên thỏa thuận và quốc tế công nhận bằng hiệp định Paris, đã được thông báo, phổ biến trong toàn quân. Tám giờ sáng, đúng tám giờ sáng ngày 28 tháng 1 năm 1973, cuộc chiến kéo dài gần hai chục năm chấm dứt. Vĩnh viễn.

Ý Thức Sáng Tác Thơ Tập Một
Tìm Hiểu Bản Sắc: Thẩm Mỹ Ngôn Ngữ Thơ

Ngu Yên

Ngôn ngữ là hệ thống tượng trưng cụ thể được quy định ý nghĩa, Ngôn ngữ triết học và thi ca là ngôn ngữ mở rộng ý nghĩa từ giá trị cụ thể của ngôn từ đại diện. Ngôn ngữ thơ hướng về việc truy lùng, thể hiện ý nghĩa một cách “hay và đẹp” qua vật lý và phi vật lý của bản thân từ ngữ và phối hợp với nghệ thuật thông đạt.
Một bài thơ được xác định rõ rệt bởi thể thơ và nội dung. Thể thơ là thành phần vật lý. Nội dung là thành phần phi vật lý. Cả hai là một. Vì vậy, một bài thơ giá trị là một bài thơ hoàn tất như một từ ngữ cụ thể và ý nghĩa, hoặc chưa có hoặc mới lạ hơn trong hệ thống ngôn ngữ dân tộc.

Quan Điểm:
Một bài thơ hay, một từ ngữ mới?

Giải thích một cách tóm lược và nghịch đảo: Mỗi từ ngữ, nhất là những từ trừu tượng, đều có thể diễn giải thành một văn bản, ngắn hoặc dài tùy thuộc vào ý nghĩa quy định và ý nghĩa tượng trưng của mỗi từ. Nếu văn bản này được xây dựng qua thẩm mỹ, có khả năng trở thành bài thơ. Khái niệm này tìm thấy trong thơ Cụ Thể. Lập luận ngược lại, một bài thơ nhất quán, ý nghĩa, có khả năng trở thành một từ ngữ mang tính mỹ thuật.

Saigon

Song Thao

Tôi sống ở Sài Gòn 20 năm và xa Sài Gòn đã 30 năm. Mỗi khi nhớ tới quê nhà, Sài Gòn vẫn như một đốm sáng không bao giờ tắt. Có lẽ vào độ tuổi thanh niên, độ tuổi mà cuộc sống mãnh liệt nhất, tôi đã gắn bó với Sài Gòn. Biết bao chuyện để nhớ. Nhất là vào thời điểm tháng tư.
Tôi không xa Sài Gòn vào tháng 4 năm đó. Không một toan tính nào trong rất nhiều toan tính được hanh thông. Ngày quân đội cộng sản tiến vào Sài Gòn, tôi vẫn còn nguyên tại nhà. Nhà tôi ở Thị Nghè, một trong những mũi tiến công của địch quân. Chín năm trước đây, năm 2005, khi tờ Việt Mercury ở San Jose ra số đặc biệt 30 năm nhìn lại ngày mất Sài Gòn, Nguyễn Xuân Hoàng có hú tôi viết bài cho anh. Ngày đó, tôi đã ôn lại giờ phút Sài Gòn bị dày vò. “Tiếng chân người, tiếng nói xôn xao từ ngoài đường vọng vào ầm ĩ. Tôi chẳng buồn nhìn ra ngoài. Chiếc cổng sắt im lìm bỗng có tiếng gõ mạnh. Tôi mở chiếc lỗ nhỏ trên cánh cửa kín mít nhìn ra. La Phương! Tôi vội vàng mở cửa. Người ký giả kỳ cựu của làng báo Sài Gòn uể oải bước vào. Chẳng ai buồn nói. Chỉ mới mấy bữa trưc La Phương còn lạc quan vào một giải pháp trung lập. Cuộc chiến có trên 20 năm tuổi sẽ được kết thúc bằng một giải pháp có thể chấp nhận được cho cả hai phía. Người cựu ký giả của hãng thông tấn Pháp AFP có liên hệ nhiều với người Pháp đã khẳng định một cách lạc quan như vậy. Tình hình chính trị mấy ngày qua như càng ngày càng xấu đi. Ba Tổng Thống trong vài ngày là một chỉ dấu không tốt đẹp gì. Hy vọng đặt cả vào một Dương Văn Minh được lòng nhiều phe phái. La Phương nhún vai, lắc đầu. Moa cũng không hiểu sao nữa! Ngồi một lúc, La Phương ngơ ngẩn ra về…Nghe thấy tiếng xe tăng chạy ngoài đường, tôi vội ra coi thử xem sao. Hai chiếc đầy nhóc lính cộng sản đứng giương cao lá cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam phần phật bay theo gió đang tiến vào Saigon theo đưng Hùng Vương dẫn tới cầu Thị Nghè. Bỗng tôi nghe thấy tiếng súng ở phía cầu. Mọi người nhốn nháo. Những thanh niên đeo băng đỏ, mặt đằng đằng, chạy tới chạy lui. Khu chợ đồ Mỹ tự phát bên lề đưng như đàn kiến bị phá vỡ tổ. Chỉ một lúc, đâu lại vào đy. Người ta kháo nhau về mấy tiếng súng vừa qua. Lính giữ cầu đã nổ súng vào đoàn xe và bộ đội trên xe đã bắn lại. Xác chết còn nằm trên cầu. Những người đi coi về kể lại như kể về một chuyện xảy ra trên màn ảnh. Tôi đứng nhìn khu chợ càng ngày càng phình ra. Họ bán những đồ Mỹ hôi được bằng cách phá kho Tân Cảng ở gần đó. Đồ dùng hằng hà sa số đủ thứ. Bàn ghế, dụng cụ văn phòng, máy lạnh, quạt máy, kem đánh răng, sữa bột, bánh kẹo, đồ chơi, đồ nhà bếp… Giá cả rẻ rề. Chỉ mấy ngày trước giá đồ Mỹ còn vắt vẻo trên cao, chẳng phải ai cũng mua được. Bây giờ đồ Mỹ lê la dưi đường, giá cũng sát sạt dưi đưng. Người mua kẻ bán bận bịu như không hề biết là họ đang bị kéo đi theo một khúc quanh của lịch sử. Khúc quanh gắt dữ dằn”.

Nguyễn Mạnh Trinh Hỏi Chuyện Luân Hoán

 Nguyễn Mạnh Trinh thực hiện

1.Nguyễn Mạnh Trinh (NMT): Xin anh cho độc giả một vài dòng tiểu sử của mình?
Luân Hoán: Ngoài mục tình sử khá giàu có, tiểu sử tôi không có gì. Cung cấp cho anh đôi điều lý lịch căn bản: Tên thật Lê Ngọc Châu (Thời chưa đi học, gia đình gọi là thằng Huýnh ), sinh ngày 10 tháng 01 năm 1941 nhằm cuối năm Canh Thìn . Nơi sinh thị xã Hội An tỉnh Quảng Nam . Tình trạng gia đình: Một vợ, bốn con, chia điều hai gái hai trai. Tôn giáo, Ðảng phái: Không. Học vấn: lơ mơ không đến đích. Nghề nghiệp hiện tại: Không. Nơi cư ngụ hiện tại: Thành phố Montréal thuộc tỉnh Québec Canada (Kể từ 4 gời chiều ngày 28 tháng 02 năm 1985) .

2. NMT: Nếu có người gọi anh là "nhà thơ xứ Quảng " thì anh có ý nghĩ gì?
Luân Hoán: Thưa anh nếu cách đây trên 10 năm . Có người gọi tôi là "nhà thơ" thì tôi rất vui và khoái . Vì ít ra, nhờ đó, tôi biết chắc được: mình quả thật làm được thơ. Người gọi tôi lại màu mè, thòng thêm hai chữ "Xứ Quảng", thì tôi càng thú vị hơn, vì điều đó xác định rõ ràng cội nguồn, mà tôi rất vừa lòng . Với thời điểm hiện tại, có người gọi tôi là "nhà thơ xứ Quảng" qua mặt chữ in hoặc viết, đó là chuyện tự nhiên, đã quen thuộc, không tạo cho tôi ý nghĩ gì . Nhưng giả dụ, tôi đang đi chơi với anh A, chợt gặp anh B, Anh A giới thiệu : " đây Luân Hoán nhà thơ xứ Quảng " thì tôi chắc chắn sẽ mất nhiều tự nhiên và mắc cỡ nữa . Bởi tôi thấy thừa cả bốn chữ "nhà thơ xứ Quảng".

Trạm Người Quá Bước

Lê Giang Trần

1.
Ờ. Thì đi về Việt Nam
lên Ðơn Dương thăm người bạn rẫy
xuống Cà Mau thi rượu bác chèo đò.
Kể cho người rừng, tôi thương em điếm nhỏ
đôi mắt bán thân nâu thẳm sóng vô thần
cánh lưng cong lên, vòng môi mím chặt
ngọn vú non hồng se buốt ngực vô tâm
những dày vò không phải trả thù trên thân thể
những con sói cuồng hoang về phá nát đồng thơm.
Kể cho người sông nghe, em ăn mày giữa chợ
hai bắp chân khô xanh rợn những đường gân

Chút Gió Còn Lại

Phan Thị Trọng Tuyến

Gửi On..

Mặt trời vừa khuất, chân trời hồng rực rỡ, đoàn người tù trở về trại. Những người đàn ông ốm nhom, áo quần tả tơi, mặt mày lem nhem u ám như bóng chiều đang dâng lên hai bên con đường đất đỏ. Những bóng ma lặng lẽ, ngậm ngùi, những tiếng đếm rời rạc, mỏi mệt như lời kinh đệm cho một mộ khúc câm. Một..hai..ba...bốn...Những con người chỉ còn là những thân xác thờ thẫn rã rời, những tiếng thở dài theo con số ra khỏi nhũng buồng phổi tong teo đầy bụi đỏ. ..Bảy...tám chín...
Trời bỗng vụt tối thật nhanh, như đuổi theo số phận mịt mờ của họ. Tiếng đếm còn vang vọng nhưng người tù và tên vệ binh cuối cùng đã khuất. Tôi nấn ná lại trong vườn, giữa những rãnh đất nhỏ ướt mềm. Nước đã rút từ mấy ngày nay, những dây tiêu vàng héo còn sót lại, nhắc nhở trận lụt nhân tạo vừa qua, lại một hậu quả của "dưới làm sai chính sách trên". Mấy chục gốc tiêu chết úng trước khi cho hoa quả. Đất thơm mùi lá cỏ. Muỗi vo ve bên tai. Ve rả rích tự bao giờ. Đàn chim về tổ muộn vừa bay khuất. Ngọn lá sầu riêng, chòm lá chôm chôm đã ngả màu tím đậm. Màn đêm sắp ngự trị.

Dốc Đứng

Nguyễn Ngọc Ngạn

Chẳng bao giờ Hựu có thể mường tượng nổi cái nghèo lại ập đến với chàng một cách bất ngờ và tàn bạo như thế. Thành phố kỹ nghệ vốn có tiếng là sầm uất nhất nước, nơi chàng định cư hơn sáu năm nay, bỗng một sớm một chiều thay đổi hẳn bộ mặt. Các hãng xưởng thi nhau sa thải công nhân, sinh hoạt thương mại mọi ngành tê cứng lại, thoi thóp trong cảnh nằm chờ chết. Bao nhiêu năm qua, từ thuở Hựu còn cắp sách đến trường, đã nghe người ta nói đến chu kỳ suy thoái hoặc khủng hoảng trong nền kinh tế tư bản như một thứ qui luật tất yếu của hệ thống cung cầu tự do. Các lý thuyết gia miệt mài tìm hiểu và cắt nghĩa hiện tượng để tìm phương thức ngăn chặn, nhưng thực tế vẫn khắc nghiệt xảy đến, không cách nào tránh khỏi.
Khoảng thời gian này hai năm về trước, cuộc sống của Hựu trải rộng trước mắt, thênh thang một viễn tượng màu hồng rực rỡ. Giả như cứ trơn tru tiến bước như chàng dự phóng thì chỉ vài năm nữa, Hựu có thể an nhàn hưởng thụ, về hưu ở tuổi mới ngoài bốn mươi.

Liên Khúc (đường dài)

Đỗ Kh.

Em khóc đi em khóc nữa đi em!

Nước mắt theo em đi về với chồng giá băng cơn mộng. Đêm này gặp nhau lần cuối thương nhớ biết bao giờ nguôi
(người)
phụ tôi rồi có phải không Một mình tôi bước
(đi)
âm thầm Người đi đi ngoài phố nhớ dáng xưa mịt mùng Nhìn vào phố vắng tôi quen nhìn vào ngõ tối khong tên Chạnh lòng nhớ đến
(người)
yêu Này em hỡi con đường em
(đi)
đó con

Cà Khịa Với Mai Thảo

Vũ Quỳnh Hương

Khi Ta Đến
Người đàn bà đẹp nhất đón ta
Người đàn bà giàu nhất nói ra nói vào
Người đàn bà thông minh nhất rũ váy nghiêng chào
Ôi các em đừng quên mang rượu đào
Đưa ta về một chỗ để chiêm bao

Văn Học Trong Một Nước Mù Chữ

Nguyễn Hưng Quốc

Đầu năm 1996, không hiểu tại sao, trong loạt sách bán giá hạ ở các hiệu sách tại Úc, có thật nhiều tiểu sử của các nhà văn. Tôi mua một đống, định về đọc nhẩn nha chơi. Không ngờ lại mê, đọc ngốn ngấu một lèo hết sạch. Tiểu sử của Jean-Paul Sartre, của Simone de Beauvoir, của Leo Tolstoy, của Fyodor Dostoievsky, của Henry Miller, v.v... Cuốn nào cũng bốn, năm trăm trang. Dày cộm. Ngồn ngộn tư liệu. Đầy ắp các chi tiết, kể cả các chi tiết thật riêng tư, tưởng chỉ có một mình người ấy biết. Đọc, rất thú. Nhưng đọc xong, tôi cứ bần thần thật lâu. Thật lâu. Mãi đến mấy năm sau, cảm giác bần thần ấy dường như vẫn chưa tan hết.
Tôi cảm thấy ganh tị với giới nghiên cứu văn học Tây phương. Hầu như ở mọi phương diện, họ đều may mắn hơn chúng ta. May mắn nhất là ở nguồn tư liệu. Ở nơi họ có cả ngọn núi, chúng ta chỉ có một hòn non bộ tí tẻo. Chung quanh mỗi nhà văn Việt Nam, trong quá khứ hay trong hiện tại, lớn thật lớn hay chỉ lớn vừa vừa, thường chỉ loe hoe một bụm tài liệu, may lắm, đủ để viết được vài trang. Số lượng những người mà tiểu sử có thể kéo dài trên 10 trang thật hoạ hoằn. Hơn 10 trang ấy cũng chỉ dừng lại ở những nét lớn, đại cương và đại khái. Và chưa chắc đã chính xác. Khác hẳn với các nhà văn, nhà thơ Tây phương. Tại sao?

Người Đàn Bà Ở Đường Dupont

Hoàng Chính

1
Ông đi qua bà đi lại. Ơi thế giới đông người. Không có ai, không còn ai. Người đàn bà hát nghêu ngao. Mưa nắng thất thường. Gió mưa là bệnh của trời. Câu hát vang vọng ở những khúc quanh, chen lẫn những tiếng ho đứt đoạn. Âm thanh vẩn đục như nước vấy bùn. Vũng nước trâu đầm, đỏ ngầu mầu huyết đọng. Câu hát khúc khắc những tiếng ho. Anh ơi, sao thế giới đông người, em chỉ thấy riêng một mình anh.
Người đàn ông đứng sựng lại trên lề đường. Cái bóng đổ dài, đưa đẩy trên nền gạch xám. Vết nhăn hằn hai góc mắt. Nơi nào có dịp đi qua thời gian cũng bỏ lại dấu vết. Nơi đây, thời gian bỏ đầy dấu chân chim. Thời gian phũ phàng.

Cũ. Như Là

Hoàng Xuân Sơn

nó làm sao ấy, mấy cái truyện
nó thế nào ấy, những câu thơ
tôi bận đồng phục.  đeo sống mũi
đời nay.  tiếng nhạc rất mơ hồ
tôi chơi về khuya.  em đừng dạ
hồi chuông đã gióng ở phiêu bồng
cửa trời quên khóa sương vừa mọc
một đóa phương thuỳ tợ đóa em
vẫn làm sao ấy.  đường tôi đi
những mộng mơ.  khuỵu xuống chân quỳ
rồi bàn chân tấy xui niềm nhớ
lúc xa người.  và chút diệm mi
 
Hoàng Xuân Sơn

3 mai 2015

Ba Người Đàn Ông KV

Lê Thị Huệ


KV Thứ Nhất
 
Một người đàn ông diu dàng, hết sức dịu dàng. Ông ta làm tôi nhớ một đứa con gái làm biếng trổ mả. Một đứa con gái 28.50kg. Một đứa con gái tràn đầy mơ màng tuổi mười sáu, nhú nhít chút chít tuổi mười bảy, thòm thèm tuổi mười tám, xa ngái tuổi mười chín, và aurevoir vĩnh viễn Nói Với Tuổi Hai Mươi Nhất Hạnh. Khi tưởng tượng về thân xác và tâm hồn ông, tôi thường nghĩ về sự mảnh mai của đứa con gái Huế thập niên 1960.
Ông ta thả lềnh bềnh những bè thanh âm vào đời.  Nhân gian bấu víu, giành nhau, kiếm chút hơi hướm trinh nguyên của con gái và tiếng hát hao gầy của Nghệ Thuật. Nghệ Thuật của ông ta là cõng con gái đồng trinh lên vai và băng qua cuộc đời như một kẻ sơ tán trong một xứ sở chiến tranh điên loạn.
Nghệ thuật của ông ta là biến những người đàn ông chó sói thành những đứa con gái dẹ dàng phút giây.  
Tình yêu của ông là nụ hôn dịu dàng lên trán ấm. Nụ hôn tràn trề sung mãn năng lực tinh thần. Nụ hôn mặc khải những tình yêu mơ hồ. Hôn vào trong tim. Hôn không nước miếng. Hôn một lần sống một đời.

Ngôi Nhà Sau Lưng Văn Miếu

Trần Vũ

Tôi trở về ngôi nhà của gia đình sau hơn hai mươi năm xa cách. Ngôi nhà chừng như không thay đổi mấy ở mặt tiền. Vẫn ba gian tường quét vôi trắng, điểm một vài khung cửa khép hờ, một chái bếp ở hiên sau và mảnh sân con vuông vức nơi lối ra vào. Dấu tích của thời gian chỉ ẩn hiện lờ mờ từng đốm ố trên vách tường cũ, đã ngả màu cháo lòng và loang lổ đây đó như những vệt mụt nhọt thâm sâu. Ngôi nhà vẫn giữ được màu ngói đỏ mà Thầy tôi thuê người lợp trước ngày Nhật chiếm Ðông Dương. Vẫn còn nguyên một mảnh ngói mẻ nằm ở hàng ngói thứ mười từ máng xối đếm lên. Cả lớp rêu xanh rì bám vào bờ tường chạy viền theo bên hông nhà ra đến chân hàng giậu hoa dâm bụt nơi Thầy tôi đang đứng.
- Kìa cái Nụ về đấy à? Ði đâu mãi thế? Ðến gần Thầy xem, mắt Thầy lòa rồi không nom rõ...

Om Sòm Trên Vách

Song Thao

Năm 1954, di cư vào Nam, gia đình tôi mua được một căn nhà nhỏ bên Vĩnh Hội. Nhà vách ván, lợp tôn, hồi đó mua khoảng 50 ngàn. Nhà nằm trên một con hẻm, cắt ngang đường Bến Vân Đồn, gần cầu Ông Lãnh. Nhà chỉ có ở một bên hẻm, bên kia là chiếc tường cao và dài suốt hẻm của một hãng làm phân bón rất lớn có tên tây mà tôi không còn nhớ. Hẻm không có tên, số nhà xuyệc (sur) vài cái chồng lên nhau trên đường Bến Vân Đồn. Dân chúng quen miệng gọi là hẻm Hãng Phân. Cái tên không chính thức bỗng một ngày đẹp trời trở thành tên chính thức.  Thành phố cho dựng bảng tên đường ở đầu đường với cái tên “Hẻm Hãng Phân” bảng xanh chữ trắng rất trang trọng. Vậy là chết con dân! Các anh chị tuổi bồ bịch bỗng rơi vào một tình trạng dở khóc dở cười. Thư từ biết để địa chỉ sao cho khỏi bốc mùi!
Hẻm không có mùi nhưng tên có mùi nằm trong khu lao động. Nhà tôi nằm giữa nhà anh Tư Xích Lô Máy và chị Ba bán trái cây ngoài chợ Cầu Ông Lãnh. Vách ván là những tấm ván mỏng dính được ghép từ khi còn tươi đã co lại dần theo thời gian. Nhưng vách vẫn kín vì những tranh ảnh dán lên trên che hết những kẽ hở. Ngày tết, nhà nào cũng làm mới vách, lấy những phụ bản mới của các báo dán lên. Ngày đó, báo xuân đua nhau in bìa và phụ bản bằng tranh ảnh màu trên giấy láng rất tiện lợi cho việc trang hoàng nhà cửa dịp tết. Đây là một tập tục được độc giả, nhất là độc giả thuộc các khu xóm lao động hoan nghênh. Ngày tết, qua chúc tết hàng xóm láng giềng, thấy nhà nào cũng đổi mới, xuân ơi là xuân!

Những Đêm Không Ngủ

Nguyễn Đức Lập

Có một đêm nào em thức trắng
Ngồi đếm sao trời như ta không?
Có một đêm nào em thả hồn bềnh bồng vô tận
Như đám mây trời trôi nổi cô đơn?
Ơ này em
780 đêm rồi
Không ngủ
Tìm tương lai trên cao thẳm chập chùng
Trời cao quá mà ta thì bé bỏng

Một Ngày Thơ Thẩn Thẫn Thờ

Bắc Phong
buổi sáng
ông thức dậy sớm
uống ly cà phê
ăn bát cháo yến mạch
xong đi bộ ra lối mòn
nằm cạnh chung cư
dẫn vào rừng cây hoang dã
ông bước thảnh thơi đến con lạch
nhìn dòng nước chảy êm đềm
hít đầy khí trời trong lành
vào hai buồng phổi
ông nhớ lời người yêu dặn
anh nên thường ra ngoài
để trời đất nuôi mình

Ba Chục Năm Sau
Đọc Thơ Cũ Của Luân Hoán Ở Xứ Người

Hoàng Khởi Phong

1-
Ở ngoài đời tôi chưa gặp Luân Hoán, nhưng ba chục năm trước đây vào khoảng cuối năm 1974, tôi đã một lần đọc bản thảo thơ anh ở Ðà Lạt. Tôi không nhớ ai đưa cho tôi tập bản thảo này, chỉ nhớ thời gian đó tôi có giao tình rất kỹ với các bạn chủ trương tờ Ý Thức, và tập bản thảo của Luân Hoán đến tay tôi có thể qua một bạn nào đó trong nhóm Ý Thức như Lữ Quỳnh, Lữ Kiều, Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, Lê Ký Thương... Cũng cần nói thêm trước khi đọc nguyên cả một tập bản thảo thơ Luân Hoán, thỉnh thoảng tôi bắt gặp tên anh nơi những bài thơ đăng rải rác trên các tạp chí văn học, và cả trong các tạp chí của Quân Ðội.
Luân Hoán và tôi có những điểm chung: Cùng là những người lính, và cùng làm thơ. Tôi không biết anh bắt đầu làm thơ và sống với thơ từ bao giờ? Có thể trước khi khoác bộ áo nhà binh kệch cỡm trên người, hay cũng như tôi chỉ thực sự làm thơ sau khi đã làm một người lính. Dù đến với thơ trong giai đoạn nào của đời sống, tôi vẫn tin anh là người đến với thơ trước tôi một hai năm, chỉ giản dị vì anh lớn hơn tôi hai tuổi. Thế nhưng trong tiểu sử cũng như  trong thơ của anh, tôi biết anh đi lính sau tôi vài năm. Thành thử nếu có sự khác biệt lớn nhất giữa hai chúng tôi có lẽ anh là nhà thơ rồi mới đi lính, còn tôi là một người lính trước khi làm thơ.  Ðiểm khác nhau then chốt này cho thấy sau khi chiến tranh tàn đã mấy chục năm, anh vẫn còn làm thơ, và tôi tin rằng anh sẽ còn làm thơ cho tới khi ngừng hơi thở. Phần tôi thì trong gần ba chục năm ở xứ người tôi chỉ làm thêm dăm bài thơ không hơn kém. Nhưng tôi tin vào một ngày nào đó tôi sẽ làm thơ lại, tất nhiên với một hơi thơ khác cả về đề tài cũng như ngôn ngữ.

Blues

Hoàng Xuân Sơn

Chạm mặt vào dây.  đàn.  điếng hồn
blues nhả chữ xanh trầm tuý mật
giọt đắm mon men mầu rượu cúc
ngả nón.  xin một đồng tiền cắc

ném chơi vào khoảng tra-la-da
đáo nhiệm rất ngờ cơn họa chúi
ồ.  bông ở đâu như hoa ca
đem tin một ngày thân bại xuội*

Nhân Bản Vô Tính Vị Tình?

Phan Thị Trọng Tuyến


A thousand years, a thousand more
A thousand times a million doors to eternity…
Sting

Tháng chín 2010.
Lần thứ nhì, điểm đau xuất hiện cũng bất ngờ, như lằn chớp ngoằn ngoèo trên bầu trời đêm trong sáng. Mũi kim đâm bắt đầu từ giữa ngực trái, mọc dài xuyên ngang bụng, trổ ra lưng, lan lên vai trái. Một đường đau bất ngờ, bén ngọt, rõ ràng. Và ngay lập tức, trái tim cuống quít, dồn dập nhịp đập, hỏi han và kêu cứu. Mồ hôi ướt ngực. Không khí chợt đậm đặc, ngưng đọng trước mũi. Khi mở mắt ra, đêm vẫn yên tĩnh bình thường quanh tôi, chỉ váng vất đâu đó một chút bàng hoàng, một chút hoang mang của khoảnh khắc sau ác mộng. Không, ngắn hơn ác mộng. Một cái chớp mắt kéo dài của một đoạn phim quay chậm. Một đoạn phim không đầu đuôi, điển tích, không cốt chuyện, ngụ ngôn. Vì tâm lí bất an? Chỉ là một thoáng mộng dữ?
Lần thứ ba, chấm đau vẫn bất ngờ và ngắn ngủi nhưng trí nhớ bắt đầu ghi dấu và vẽ lại trình tự thành hình. Điểm đau đột khởi, đường chém ngọt, nhịp tim hoảng loạn, thúc bách, hơi thở mất tăm, những bong bóng phổi xì hơi ngoi ngóp mang cá mắc cạn. Phải tìm cho ra điển tích, thông điệp.
Bây giờ, trong khi chờ đợi, tôi đâm ra bực bội vì đôi lúc bắt gặp mình đang nghe ngóùng, mong chờ, theo dõi bước đi của đường gươm, bực bội vì tưởng như cả tâm trí mình đều hội tụ về chỗ đau ấy.
Khi nào? Có phải sau lần đến bệnh viện thăm chú Hoá? Có phải từ hôm được tin đứa con út li dị vợ và không quyền giữ con?

Viết Văn Với… Cây Búa

Nguyễn Hưng Quốc

Trí thức là loài nhai lại. Trong giới trí thức, có hai thành phần hay nhai lại nhất: các nhà giáo và những người cầm bút. Các nhà giáo nhai lại, đã đành. Vì nghề mà cũng vì nghiệp: nhiệm vụ của họ là truyền bá những kiến thức phổ thông, làm những cái gạch nối nho nhỏ giữa các thế hệ để bảo đảm tính liên tục của văn hoá. Còn những người cầm bút, tức những nhà sáng tạo, những kẻ có lúc tự xưng là những thượng đế con con, oái oăm thay, cũng thường xuyên nhai lại. Nhai lại những kiến thức cũ. Nhai lại những cách suy nghĩ và những cách cảm xúc cũ. Nhai lại những sáo ngữ xác xơ của thời đại. Và, như là một quy luật, bất cứ cái gì bị nhai lại nhiều lần đều bị biến thành cỏ. Một thứ văn-chương-cỏ.

Tự Vệ Sĩ

Ngu Yên

Đời tấn công
Tôi làm thơ tự vệ
Người bao vây
Thơ mở lối thoát thân
Buồn tràn ngập
Trốn vào tim phòng thủ
Hồn rút lui về hướng trăng lên

VậnTốc Trung Bình

Chuyện ngắn Vũ Quỳnhh Hương
 
Để giải quyết một cách tiêu cực cho nạn kẹt xe khủng khiếp trên xa lộ 101 mỗi chiều, nói tiêu cực vì nàng không thể chọn giờ khác, cũng không thể chọn một con đường nào khác để trở về, nàng chất trên xe, bên ghế ngồi của nàng, không biết bao nhiêu là sách báo. Từ những tờ báo Việt ngữ nàng đặt mua hàng năm, những tờ nàng nhặt ở chợ Việt Nam mỗi tuần, những tờ nàng không hiểu vì sao mình có… cho đến những tờ magazine bản xứ mà nàng cũng mua chỗ này một tờ, nhặt chỗ kia một tờ, trong giờ break ở trường, trong những lúc trốn việc ở sở, trong khi xếp hàng đợi tính tiền chợ…. Từ Time sôi sục lời hứa hẹn của những yếu nhân muốn cầm vận mệnh Hoa Kỳ, tờ Newsweek chụp thật gần hình ảnh cái xác vị nữ lãnh tụ Ấn Độ trên giàn hỏa làm máu nàng ngưng chảy lại một giây, tờ National Geographic với những bức ảnh đẹp lộng lẫy và hoang đường chở theo câu chuyện về những xứ sở xa xôi nào đó… cho đến những tờ lá cải với hàng ngàn đề tài lẩm cẩm ăn khách từ phương Đông cho tới phương Tây… How to say no to a man and how to say yes; How to meet a millionnaire; How to enlarge your breasts… v.v. và v.v. Thường thì nàng đặt tờ báo ngay trên tay lái và đọc nó vào giữa những giây phút chờ đợi dài dằng dặc lê thê trước khi có thể nhích theo được chiếc xe đi trước nàng từng bánh xe một, trong giòng xe cộ trùng điệp tại một tiểu bang có hệ thống xa lộ nổi tiếng nhất nước Hoa Kỳ. Đôi khi, dường như nàng lại còn mong cho cuộc kẹt xe kéo dài thêm chút nữa để nàng có thể đọc cho xong một đoạn văn hay, một bản tin án mạng với đầy đủ chi tiết hoặc một bài bình luận nẩy lửa nào đó. Với cách giết thời giờ ấy, nàng không bị rơi vào trạng thái nóng nẩy, bực dọc, bồn chồn giữa giòng xe cộ trườn đi từng chặng từng chặng nặng nề như một con trăn uể oải. Vận tốc tối đa được qui định trên xa lộ là 55 dặm giờ, nhưng trong những buổi chiều không thay đổi như thế, từ thứ hai cho đến thứ sáu, nàng và giòng xe chung quanh chỉ trườn đi với vận tốc khoảng từ 25 cho đến 15 dặm giờ, thứ vận tốc chậm rãi thong dong nhất mà một người văn minh có thể nhận được một cách tình cờ không lựa chọn, giữa một nhịp sống đang quay vòng với tốc độ rất nhiều lần nhanh hơn. Điều rất thường xảy ra khi nàng mải mê cúi xuống những trang báo như thế là chiếc xe phía trước nàng đã nhích đi một khoảng cách đủ để một hoặc hai chiếc khác chen vào mà nàng vẫn dậm chân tại chỗ, chiếc xe sau nàng bèn ré lên một tiếng còi nóng nẩy. Nàng vội vã đạp ga nhích theo, liếc vào kính chiếu hậu, mỉm cười rồi lại tiếp tục cúi xuống đọc báo như cũ. Không chịu được sự lơ đãng bình thản cứ tiếp tục xảy ra nhiều lần, chiếc xe sau nàng bèn đổi lane, tránh qua bên phải hoặc bên trái để liếc nhìn xem nàng đang thực sự làm gì, trước khi cố sức vượt lên trên, lên trên nữa. Nếu người lái chiếc xe sau là một người đàn bà, bất kể tuổi tác và chủng tộc, nàng sẽ nhận được một cái liếc háy rất dài; nếu là một đàn ông da trắng mặc Âu phục ba mảnh, cổ có cà-vạt với một chiếc áo treo lủng lẳng ở băng sau, nàng sẽ nhận được một nụ cười rất lịch sự; nếu không may mà kẻ lái xe lại là một tên da màu, một tên Mễ thì trường hợp xảy ra rất tệ. Có khi là những cái huýt sáo có hoặc không có kèm theo dậm chân đập tay, có khi là một cái đầu bờm xờm thò qua cửa xe đã quay hết kính xuống, hét lên, Hey, có đọc thư tình thì về nhà mà đọc chứ!

Một Kiếp Hồng Nhan

Nguyễn Đức Lập

Vào những năm khoảng cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960, trên báo Sài Gòn Mới của ông bà Bút Trà có đăng một mẫu quảng cáo về một lớp dạy đờn tranh, trên đó, có hình một thiếu nữ đang ngồi đánh đờn.
Thiếu nữ nầy mặc áo dài trắng, vóc người mảnh mai, tóc dài xõa một bên bờ vai, che một phần ngực, mặt trái xoan thoáng buồn, đẹp não đẹp nùng.
Mỹ nhân trong hình đó là cô Phương Lan, cũng là người đứng ra mở lớp dạy đờn.
Thiệt ra, hình nầy, cô chụp đâu hồi còn con gái, thuở xa lắc xa lơ, chớ hồi tôi gặp cô, biết cô, cô đã ở tuổi ngoài bốn mươi, ngoại hình so với người đẹp trong ảnh, đã khác xa một trời một vực…
Dám mở lớp dạy đờn ngay giữa Sài Gòn hoa lệ, nơi qui tụ không biết bao nhiêu nhạc sĩ, nhạc công tài danh của khắp ba miền Nam, Trung, Bắc, hẳn nhiên, người phụ nữ Quảng Ngãi nầy có tài thật sự và tự tin ở khả năng của mình.

Ra Ngoài Thơ Hẹn Thơ Nghĩ Thơ

Ngu Yên

Tôi nghĩ:
Tự do cần luật lệ và phương cách sử dụng luật lệ để được tự do làm đẹp, làm hay, làm tốt đời sống và bản thân. Nếu luật lệ làm mất đi hoặc kềm hãm ý nghĩa, giá trị nêu trên, luật lệ và phương cách đó cần hủy bỏ hoặc điều chỉnh.
Trong quan niệm này, tôi nghĩ về thể thơ tự do.
Cơ bản nhất của thơ tự do là nghệ thuật xây dựng hình ảnh, ngôn ngữ và tứ thơ theo những loại nhịp điệu “thả lỏng”. Nhịp điệu “thả lỏng” là đặc điểm để phân biệt giữa thơ tự do và văn xuôi. Nhịp điệu “thả lỏng” là nhịp và điệu không nhất thiết phải tuân theo luật lệ của thơ truyền thống và thơ vần. Nó xây dựng trên: 1- Cách sắp xếp hình ảnh. 2- Cách tạo âm thanh qua âm sắc, trường độ, nồng độ, và thứ tự của chữ trong câu. 3- Cách dàn dựng câu qua các dấu văn phạm và qua cách sắp xếp vị trí của câu. 4- Cách sử dụng tứ thơ. 5- Cách sử dụng khoảng trống và khoảng trắng.
Những kỹ thuật thường thấy là phương cách xuống hàng, vắt hàng, nhảy hàng, lập lại, so sánh, và những sáng tạo riêng của mỗi nhà thơ.
Thơ tự do xuất hiện ở văn học Pháp vào khoảng 1880. Bắt nguồn từ loại thơ “nhịp điệu bất thường” được trải nghiệm trước đó. Thơ tự do phát triển mạnh vào đầu thế kỷ 20 và ngự trị cho đến nay, mặc dù có một số thể thơ khác ra đời như thơ Cụ Thể, thơ Xuôi, thơ Thị Kiến, thơ Diễn Hoạt... nhưng thơ tự do vẫn giữ vững vị trí vì đó là nhu cầu căn bản để diễn đạt thơ.
Cụm từ “thơ tự do” tự nó đã cho chúng ta ý nghĩa tổng quát, tuy nhiên, cũng như bất kỳ loại tự do gì, kể cả tự vận, cũng chỉ tương đối. Vì vậy, thơ tự do là loại thơ diễn đạt ký hiệu và ngôn ngữ bởi cảm xúc và trí tuệ không theo luật dài ngắn của câu, số hạng câu, và cách phân phối bài thơ. Âm nhạc tuy cần thiết cho dễ cảm và mỹ thuật, nhưng không bắt buộc phải có trong thơ tự do. Ngôn từ hào nhoáng, bóng bẩy, thẩm mỹ, chải chuốt, cũng không còn được quan tâm. Thơ tự do thời nay sử dụng lời lẽ bình thường, có khi tầm thường, để diễn đạt những hình ảnh và tứ thơ, kể cả những tứ thơ cao kỳ.

Ngang Lưng Đèo

Lê Thị Huệ

Xe đang nằm ụ giữa lưng chừng đèo. Đèo quốc lộ vắt vẻo ngang lưng trời, nằm trườn mình lên chập chùng cây rừng và đá núi. Con đường đèo độc nhất nối hai miền đất thượng và hạ thòng lòng một dãy xe cộ nối đuôi dài ngút mắt. Đoàn xe gồm đủ loại, xe lam, xe rau, xe nhà, xe khách, xe lính, xe công… làm thành một đường ngoằn ngoèo hỗn tạp màu sắc. Náng quá ngọ trút xuống sức nóng làm mặt đường nhựa run run.
Hai mẹ con ngồi xẹp giữa đống đồ đạc chất ngổn ngang trên xe. Nào bàn ghế, giường tủ, bao thùng, xe gắn máy, xe đạp, chuồng nuôi gia súc…đè lên nhau trên một chiếc xe mui trần.
Người mẹ cột tóc đuôi ngựa bằng giải vải hồng lấm tấm hoa được thắt thành một cái nơ, mặc áo cánh sát vai để lộ đôi tay dài nâu thon da thịt chưa nở nang hết, ngồi dựa lưng vào vách một cái chuồng gà. Cô nàng cầm chiếc nón rộng vành che cho con. Thằng bé lên bảy chui mình dưới gầm một chiếc bàn học để tránh nắng. Thỉnh thoảng ló người ra, rúc vào dưới nón mẹ.
- Nắng quá há má. Đứa bé tựa vào đầu gối của mẹ, và nói.

Buồn Đầy Mặt Trăng Tháng Tư

Luân Hoán

hôm nay mười bốn trời trong
đêm Montréal rộng thong dong mây nằm
trời xa mà ngó thật gần
ngỡ như tay vói đụng trần trời cao
tôi ngồi lặng lẽ đếm sao
nụ mờ nụ sáng đều thao thức buồn
nỗi buồn nhè nhẹ dễ thương
lẫn vào trong gió bay luồn đến tôi

Hơi Thở Việt Nam,
Chứng Nhân Của Cơn Hồng Thủy

Nguyễn Mạnh Trinh

Thơ là tiếng nói tinh khôi đãi lọc của nhân loại, một ngôn ngữ cơ động xao xuyến nhất của nội tâm con người. Từ tâm thức vùng vỡ vì nghịch cảnh lịch sử, từ tình cảm đời sống mãi dồn nén trói buộc ở Việt Nam, thơ được tôi luyện và tham dự vào đời sống văn chương. Thi sĩ có trái tim dễ rung động, dễ " khóc cười theo vận nước nổi trôi" cho nên những vần điệu chỉ là ngôn ngữ nói lên hình ảnh và biểu tượng của một thời tan vỡ và đau xót.
Ðối với thi sĩ, biểu tượng là cái áo khoác lên ý tưởng muốn diễn tả. Và dĩ nhiên cái áo khoác đó có những màu sắc khác nhau, loè loẹt rực rỡ hay đơn giản chất phác. Có người quan niệm vũ trụ của thi sĩ là vũ trụ của phóng thể, một bầu trời của riêng hắn mà trong đó hắn ngự trị, là Chúa Tể, là Thượng Ðế. Hắn sáng tạo tất cả với ý hướng biểu hiện những ước mơ chưa thực hiện. Nhưng ngược lại ở trường hợp khác, đời sống có thực đã hiện diện trong tác phẩm. Thi sĩ khai quật những chiếc quặng sự thực của đời sống, lấy trên điểm tụ những góc cạnh bắt gặp trong giây phút của đời người và như thế cũng đầy đủ để tạo ra những hình ảnh cần thiết diễn tả những biểu tượng muốn nhắc đến. Ðời sống Việt Nam có quá nhiều chi tiết độc đáo, ở thân phận dãy đầy khổ ải truân chuyên, ở cơm áo đã đưa con người trở về thời kỳ ăn lông ở lổ.

Buổi Người

Phan Ni Tấn

Cái năm tôi đi ngược Dọc Đường Số 1 (*)
Những trận mưa làm đất mốc lên buồn
Có tiếng súng lùng bùng trong họng súng
Có biến kinh chóp chép miệng người luôn

Dấu Binh Lửa (*) làm non sông xạm mặt
Mũi lưỡi lê hộc máu chảy tanh nồng
Người ngả xuống trên đèo cao dốc thẳm
Thiếu phụ cười giọt lệ nuốt vào trong

Chờ In Chin, Sắc


Hồ Đình Nghiêm

Ông nội em tuy con nhà võ nhưng không biết món Cửu Chỉ Thần Công. Bà nội em cho hay: Sở dĩ đếm lui đếm tới trên hai bàn tay của ông chỉ có chín ngón là tại vì thời trai trẻ ông mắc phải lỗi lầm với đại ca, tự cắt rời ngón út gói vuông vắn trong khăn trắng để thế một lá thư ăn năn, xin tha thứ, xin xoá bỏ giùm những vụng dại nhỡ mang.
Họ ngồi trong một quán ăn. Họ tính đi lên chùa nhờ vị sư già thông hiểu thuật tử vi tướng số định giúp cho họ ngày lành tháng tốt để an tâm in thiệp cưới tựu thành cơn mộng uyên ương liền cánh. Chỉ ngốn mới một phần ba đoạn đường thì trời đổ mưa, thứ mưa giông tuỳ tiện rơi mà chẳng cần đưa biểu hiện nhằm thông báo trước. Mây đen vụt qua, thoáng chốc trên cao biết bao thùng nước đồng loạt dội xuống, thịnh nộ, hung hãn, vuốt mặt không kịp.
Họ tạt vào quán vắng trú mưa. Mái tồn thấp nghe vũ lượng rầm rộ trong khi giữa trủng ngực người con gái, sự ướt át phập phồng từ tốn bốc hơi, khô dần sứa vải ép sát thịt da. Khi đợi thức ăn mang ra, người con gái có kể qua một chút gia phả giòng họ mình cho tình nhân nghe. Dù gì thì cô được sinh đẻ và lớn lên ở Quy Nhơn, vùng đất mà người tình cô thắc mắc: Chả rõ con gái bây chừ có còn biết “cầm đao nhảy ngựa múa roi đi quyền”?

Già Thi Sĩ

Ngu Yên

Muốn làm Thượng Đế
Phải giết Thượng Đế
Ta đang già
Chưa giết nổi thi sĩ
Nói chi chuyện đất trời
Ngồi giữa thế giới vẫn mình héo hon
Thân thế làm sao nông nỗi thế này
Thấy con ngủ say lòng hối hận
Mai nó một đời nghiệp dĩ vô lý
Ghét trời chăng?
Trời biết gì lý luận

Con Chuột Nhắt Tật Nguyền

Hoàng Chính

“Chú mua cây quạt đi chú; mua dùm con...”
Tôi trở về. Hai mươi năm sau tôi mới trở về. Chợ Bến Thành, thời trẻ chưa lần nào ghé qua. Lẩn thẩn thế nào mà lại lạc vào đây. Chắc tại nắng gắt, đôi giầy mòn gót đưa tôi trốn vào đây chăng. Ngoài kia trời trong nhưng oi. Và nắng bong da. Trong này, những chiếc quạt vắt vẻo trên trần ném chút gió ong óng vào khoảng hành lang hẹp.
“Trời nóng, chú mua dùm con cây quạt đi chú.”
Tôi cúi xuống. Một con bé loắt choắt bám lấy chân. Bàn tay chỉ còn ngón cái xùi lên như cái dùi trống, bốn ngón kia dính vào nhau chằng chịt những xớ thịt xám ngắt. Hai cái dùi trống kẹp chắc một chiếc quạt nan. Thấy tôi để ý tới, hai con mắt hạt nhãn lấp lánh những tia vui. Hai cái dùi trống cử động, chiếc quạt mở ra. Hình gì thế này. Tôi không dám nhìn vào đôi hạt nhãn long lanh. Tôi chăm chú vào tranh vẽ trên nền quạt giấy. Con bé mở rồi xếp những nan quạt một cách thiện nghệ như đang làm ảo thuật. Hình gì thế nhỉ. Những nan quạt khép mở. Hình ảnh nhập nhòe. Chùa Một Cột. Đúng là Chùa Một Cột. Vua nào đó nhà họ Lý năm xưa đã có công xây lên ngôi chùa cho hậu thế có cảnh mà vẽ vào những tranh sơn mài, lên những tà áo, vào những chiếc quạt giấy bán rong trên đường phố.

Vùng Thanh Thoát

Luân Hoán

một bữa nọ tình cờ tinh nghịch đặt
bàn tay che vừa kín cửa thiên đường
thân phát sốt theo động tiên vun mãi
trời không mưa mà tay ngấm mật hương

sự mầu nhiệm vẫn từng giây biến hoá
từ u mê bỗng linh hoạt khác thường
rồi từ đó mỗi ngày tôi mỗi đặt
bàn tay lên cõi sống văn chương

nhận rất rõ mình trưởng thành từng phút
qua khe hoa mướt ngọt tình sương
đời ghen tức lắm lần ngăn tay đặt
nên đôi khi tâm thức thiếu bình thường

Thơ hay, thơ dở,
cái hay của thơ dở và cái dở của thơ hay

Nguyễn Hưng Quốc

Trước hết, xin nói ngay, nhan đề bài viết này không được đặt ra với dụng ý khiêu khích. Cảm giác khiêu khích, nếu có, chủ yếu xuất phát từ ấn tượng nghịch lý giữa hai chữ “hay” và “dở”. Tuy nhiên, đó không phải là một nghịch lý. Theo tôi, cái hay trong thơ dở cũng như cái dở trong thơ hay là những hiện tượng phổ biến trong cả không gian lẫn thời gian. Ở đâu và thời nào cũng có. Chỉ khác ở mức độ. Có thể nói một cách vắn tắt và khái quát thế này: Bất cứ một bài thơ hay một khuynh hướng thơ nào chúng ta xem là hay hiện nay cũng từng có lúc bị xem là dở; và ngược lại, bất cứ một khuynh hướng thơ nào từng có lúc được xem là hay, đến một lúc nào đó, chỉ sản xuất ra toàn thơ dở.
Cứ nhìn vào lịch sử thơ Việt Nam, chúng ta cũng có thể thấy ngay điều đó.

Về Già

Ngu Yên


Về già
Không những giai nhân tránh xa
Văn chương cũng xa lánh
Lãng mạn khó khăn theo trời trở
Yêu đương thích, không ham
Thơ nặng củ sầu chằng chịt rễ
Không hoa chỉ tua tủa gai đời
Ý tứ thường xuyên giáp mặt chết

Chin Chin Kobakama


Bắc Phong 

Cổ Tích Nhật Bản
Bắc Phong dịch từ bản tiếng Anh Chin Chin Kobakama do Lafcadio Hearn (1850-1904) chuyển ngữ.

Người Nhật thường phủ sàn nhà bằng các tấm thảm rất đẹp, dầy và mềm được dệt bằng những sợi rơm khô. Họ xếp các tấm thảm vừa khít với nhau đến nỗi người ta chỉ có thể nhét vào khe một lá dao mỏng. Các tấm thảm được người Nhật giữ sạch và thay mỗi năm. Họ không bao giờ đi giầy trong nhà và không dùng ghế như người Anh. Họ ngồi, ăn, ngủ và đôi khi viết trên sàn. Vì vậy các tấm thảm phải được giữ thật sạch. Trẻ con Nhật được dạy dỗ, ngay từ khi biết nói, là không được làm rách hay bôi bẩn các tấm thảm.

Bài Ca Cũ Đã Năm Nào

Phan Ni Tấn

nửa đêm khuya khoắc trời mưa bất cẩn
tạt trúng hồn anh những giọt xanh xao
núp gió anh ngồi lọt trong thơ thẩn
nói lại bài ca cũ đã năm nào

nói chơi cho vui giữa dòng xao động
có anh ngồi ngoài đất nước hoài mong
kể nghe từ buồn đi ra trào lộng
thây kệ nỗi đời sắc sắc không không

Chén Rượu Mừng Xuân

Nguyễn Đức Lập

Chén rượu xoàng đây ta mời ngươi
Cháy gan cháy ruột ngửa nghiêng cười
Người đời xanh mắt thời tao loạn
Tìm kiếm chi cho chán mớ đời?

Hiền sĩ ngày xưa ngồi góc núi
Pha trà nước suối, ngâm thơ chơi
Hay say giữa chợ lan man khóc
Sụ nghiệp không đầy bát rượu vơi.

Thơ Trong Ký Ức

Nguyễn Mạnh Trinh


Ta lều cỏ thẩn thơ trang sách
nghĩa lý gì nắng giọt ngoài hiên
tâm sự như loài hoa hóa thạch
hốc núi nào đỏ máu nỗi riêng
Suy ngẫm được mấy điều to lớn
nằm gác chân đếm mỏi tháng ngày
nếu mộng mơ cứ hoài chưa trọn
thì giọt mưa làm nhớ heo may

Nẻo Quyên Ca

Chuyên ngắn Vũ Quỳnh Hương
 
Ðã từ lâu, tôi tự coi như mình không còn trẻ nữa. Ðó không phải là một cách ràng buộc mình, một cách chống chỏi với những lúc buồn phiền, hay một cách gìn giữ lòng trung trinh. Tôi chỉ giản dị tự cảm thấy mình không còn trẻ nữa.
Nói một cách khác, tôi chỉ còn đủ trẻ để tiếp tục chờ đợi Khắc chứ không còn đủ trẻ để khởi đầu một đời sống khác. Bằng cách suy nghĩ đó, tôi thôi không tự hỏi liệu nếu năm mười năm nữa tôi vẫn không gặp lại Khắc thì còn chi là cuộc đời tôi.
Có những lúc bắt gặp tôi trong cơn ủ rũ, Ý Nhi đã quanh quẩn bên tôi với vẻ bứt rứt đầy trắc ẩn. Càng về những năm sau này, những cơn ủ rũ như vậy càng thưa thớt đi nhiều, nhưng vẫn đủ để Ý Nhi bắt gặp được. Có lần, nó nói đại khái là tôi cũng cần phải sống đời của tôi, là tôi không được công bằng với chính tôi.
Ý Nhi nói tiếng Việt, nhưng tôi nghe ra trong câu nói của nó cái ngôn ngữ của một người Mỹ. Con gái tôi nói chuyện với tôi bằng thứ tiếng của người bản xứ, như nói với một người bạn gái duyên phận long đong. Tôi há miệng toan trả lời nhưng chợt nhận ra cái vẻ bè bạn đó, tôi ngừng lại, im lặng quan sát Ý Nhi.