Trải Nghiệm Học Thuật:
Thơ (Tính) Lưỡng Cực

Ngu Yên

Kỹ thuật lưỡng cực là bài thơ ngay từ lúc khởi sự đã có hai tứ cảnh quan trọng, một ở khai cuộc, một ở kết luận. Các nhà văn theo chân Hemingway đề nghị một lối viết truyện ngắn dễ đạt sự nhất quán và dễ dẫn đưa người đọc theo dõi nội dung, là tìm ra kết luận trước khi phát triển cốt truyện. Trong tinh thần đó, bài thơ Lưỡng Cực tìm đến kết luận trước khi phát triển thân bài. Tứ thơ kết thường lập lại, gợi ý, giải thích, hoặc mở rộng một số chi tiết mà tứ mở đầu đã dàn trải hoặc đặt thao thức.
Lý do, khi đã có được kết luận, những câu thơ còn lại từ sau khai cuộc cho đến chấm dứt sẽ dễ tập trung vào điều muốn nói. Tránh những lời lẽ dư thừa. Tránh những ý tứ không cần thiết. Cô đọng hơn truyện, thơ cưu mang ít lời mà nhiều ý, ít chữ mà nhiều ẩn văn. Lời lẽ và câu cú trong bài thơ có thể thiếu, nhưng không nên dư. Mỗi câu đều có nhiệm vụ gợi ý, điềm chỉ chủ đề và ý chính của bài thơ. Mỗi câu đều hướng về ý tứ kết. Khi bài thơ phát triển từ khai cuộc đến lúc cạn ý, tự nhiên sẽ ráp vào phần kết luận. Bài thơ chấm dứt. Sau đó, bài thơ có thể được tái xét, điều chỉnh, cải thiện hoặc tái tạo để hoàn tất.
Dù ý tứ thơ khó hiểu, phức tạp hoặc quen thuộc, dễ hiểu, nghệ thuật Lưỡng Cực có thể dẫn đưa người đọc qua ba giai đoạn: Đỉnh mở, thân bài, và đỉnh kết. Đa số bài thơ Lưỡng Cực dồn áp lực vào đỉnh kết, để tạo ấn tượng sau cùng trong tâm tư độc giả. Đỉnh mở thông thường điểm chỉ hoặc tạo dựng ý tưởng và cảm xúc để thưởng ngoạn có lý do muốn tìm hiểu bài thơ. Ở giữa là những chi tiết diễn đạt với khả năng tạo ra thú vị. Đặc biệt, bất kỳ là loại thơ nào đều phải gắn bó với nhất quán và mỹ thuật. 
Ví dụ bài thơ Lullaby của người vô danh tộc Akan, miền nam Ghana, Phi Châu. Bản dịch Anh ngữ của Kwabena Nketia

Thơ Trữ Tình:
Tân Lãng Mạn Thế Kỷ 21.
(New Romanticism)

Ngu Yên

Tân Lãng Mạn vào đầu thế kỷ 21 đưa ra những lập luận tranh cãi với ý nghĩa về bản chất phong trào Lãng Mạn và quá trình lãng mạn hóa. Một số đông các học giả như Bas Jan Ade, Charles Avery, Peter Doig, Gregory Crewdson, Olafur Eliasson, David Thorpe... cho rằng, chủ nghĩa và phong trào Lãng Mạn đã sai lầm khi chỉ tập trung vào những bi
Sáng Tạo và Tái Tạo thảm, cao siêu, kỳ lạ, bí ẩn, ... Những nghệ sĩ Lãng Mạn truyền thống đã nỗ lực tạo ý nghĩa cho những gì tầm thường, tạo huyền bí cho những gì bình thường, tạo lạ lẫm cho những gì quen thuộc, ... tạo tính vô hạn cho những gì hữu hạn, ... Những việc làm này cần thiết nhưng không thành công. 
Novalis lập luận: Không có tầm thường nào trở nên hoàn toàn có ý nghĩa, không có bí ẩn nào hoàn toàn bình thường, ... Chủ nghĩa Lãng Mạn đã bị hiểu lầm trong những giới hạn: thiên nhiên, giấc mơ, cao kỳ, nhạy cảm ... những đặc tính này không thể đặc trưng cho tất cả những gì gọi là chủ nghĩa Lãng Mạn, đừng nói chi đến dùng chúng để định nghĩa. 
Trước đó, năm 1920, Arthur Lovejoy đã nhận xét, có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm chủ nghĩa Lãng Mạn. Nhiều năm sau, Isaiah Berlin bình phẩm về các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Lãng Mạn, rồi kết luận, nếu có những định nghĩa về Romanticism, thì đó là những mâu thuẫn. 
Từ Novalis cho đến Berlin cho chúng ta một nhãn quan tổng quát và một khái niệm mâu thuẫn cho một phong trào “kéo dài” từ cuối thế kỷ 18 cho đến dương đại, có lẽ là một phong trào văn học dài nhất trong lịch sử văn chương nghệ thuật. Tân Lãng Mạn nỗ lực kết hợp Hiện Đại và Hậu Hiện Đại trong tinh thần Metamodernism (Kết Hợp Hiện Đại).
Berlin đưa ra nhận định về sự kết hợp: Đây là sự đặc biệt, trong thống nhất và đa dạng, trong bí ẩn thách thức tình trạng mơ hồ của phác họa mơ hồ. Quá trình tạo ra sự đẹp và sự xấu, tạo ra nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật cứu rỗi xã hội. Đây là sự kết hợp giữa ưu điểm và khuyết điểm,

Cuộc Hẹn Thơ

Ngu Yên

Tôi nghĩ:
Sinh tạo bài thơ mới là điều lý tưởng. 
Công việc lý luận và tranh cãi sắp xảy ra chỉ là những ghi nhận trong nội tâm của một người nghĩ cách làm mới thơ từ bình thường đến triệt để. Kết quả như thể nào, phải đợi người đó băng qua hết sa mạc mới biết. Nếu người đó không đủ khả năng vượt sa mạc, bài viết này đành để lại ven đường với xương khô lẫn lộn giữa xương người, xương lạc đà, và răng chó sói. 
Tôi bắt đầu từ khái niệm làm mới thơ là làm mới những phụ thể của bốn yếu tính thơ. Rồi tiếp tục làm mới những thuộc tính và sắc thái thơ cho phù hợp với phụ thể mới. Với điều kiện: văn bản sáng tác phải hội đủ bản thể thơ. Với định luật tự nhiên cố định: Thơ luôn luôn đổi mới. 
Ngày 5 tháng 12.
Ý tưởng đầu tiên đến với tôi là thay đổi những phụ thể quen thuộc của yếu tính ý nghĩa. Ý nghĩa của bài thơ, của câu thơ, luôn luôn là thứ tồn tại nếu bài thơ, câu thơ đó được ghi nhớ hoặc được đóng giá trong lịch sử. 
Khái niệm tổng quát: Ý nghĩa của mọi sự vật là do con người gán cho. Ý nghĩa là tính hiểu biết về một đối tượng, sẽ không thay đổi. Nhưng ý nghĩa như thế nào, diễn tiến ra sao, thuộc về phụ thể và thuộc tính. Ý nghĩa của một đối tượng bao gồm ý nghĩa chung của đa số và ý nghĩa riêng của mỗi người trong mỗi thời đại, mỗi hoàn cảnh, mỗi trình độ, và mỗi cá tính. Ý nghĩa thay đổi trong quá trình giữa hai cực: Hiện thực và hư cấu. Thực tế và tưởng tượng là hai thành phần biến chuyển ý nghĩa. Trong khi, kiến thức, kinh nghiệm, văn hóa, và ngôn ngữ, bốn thành tố chủ lực tạo ra ý nghĩa cho một đối tượng hoặc một hữu thể. 
Như vậy, muốn đổi mới phụ thể của yếu tí

Ý Nghĩ Của Một Người Sắp Sửa Bất Lương

Ngu Yên

(Đọc bài thơ này ở những nơi có nhiều kẻ bất lương, nhiều kẻ giả hình, nhiều kẻ dỏm...)

Hỡi những người lương thiện
Hãy đi chỗ khác chơi
Thế giới hôm nay không có chỗ cho các người

Thế giới hôm nay thuộc về kẻ ác
Những kẻ giỏi lường gạt vô tâm và bội bạc
Những kẻ giả hình nhân nghĩa
Những kẻ lươn lẹo tình thương

Xin hỏi quí vị
Những danh từ chân thật lương tâm liêm sỉ
Có ý nghĩa gì ?
Nói đi
Có ý nghĩa gì ?

Ý Thức Sáng Tác Thơ Tập Một
Tìm Hiểu Bản Sắc: Thẩm Mỹ Ngôn Ngữ Thơ

Ngu Yên

Ngôn ngữ là hệ thống tượng trưng cụ thể được quy định ý nghĩa, Ngôn ngữ triết học và thi ca là ngôn ngữ mở rộng ý nghĩa từ giá trị cụ thể của ngôn từ đại diện. Ngôn ngữ thơ hướng về việc truy lùng, thể hiện ý nghĩa một cách “hay và đẹp” qua vật lý và phi vật lý của bản thân từ ngữ và phối hợp với nghệ thuật thông đạt.
Một bài thơ được xác định rõ rệt bởi thể thơ và nội dung. Thể thơ là thành phần vật lý. Nội dung là thành phần phi vật lý. Cả hai là một. Vì vậy, một bài thơ giá trị là một bài thơ hoàn tất như một từ ngữ cụ thể và ý nghĩa, hoặc chưa có hoặc mới lạ hơn trong hệ thống ngôn ngữ dân tộc.

Quan Điểm:
Một bài thơ hay, một từ ngữ mới?

Giải thích một cách tóm lược và nghịch đảo: Mỗi từ ngữ, nhất là những từ trừu tượng, đều có thể diễn giải thành một văn bản, ngắn hoặc dài tùy thuộc vào ý nghĩa quy định và ý nghĩa tượng trưng của mỗi từ. Nếu văn bản này được xây dựng qua thẩm mỹ, có khả năng trở thành bài thơ. Khái niệm này tìm thấy trong thơ Cụ Thể. Lập luận ngược lại, một bài thơ nhất quán, ý nghĩa, có khả năng trở thành một từ ngữ mang tính mỹ thuật.

Tự Vệ Sĩ

Ngu Yên

Đời tấn công
Tôi làm thơ tự vệ
Người bao vây
Thơ mở lối thoát thân
Buồn tràn ngập
Trốn vào tim phòng thủ
Hồn rút lui về hướng trăng lên

Ra Ngoài Thơ Hẹn Thơ Nghĩ Thơ

Ngu Yên

Tôi nghĩ:
Tự do cần luật lệ và phương cách sử dụng luật lệ để được tự do làm đẹp, làm hay, làm tốt đời sống và bản thân. Nếu luật lệ làm mất đi hoặc kềm hãm ý nghĩa, giá trị nêu trên, luật lệ và phương cách đó cần hủy bỏ hoặc điều chỉnh.
Trong quan niệm này, tôi nghĩ về thể thơ tự do.
Cơ bản nhất của thơ tự do là nghệ thuật xây dựng hình ảnh, ngôn ngữ và tứ thơ theo những loại nhịp điệu “thả lỏng”. Nhịp điệu “thả lỏng” là đặc điểm để phân biệt giữa thơ tự do và văn xuôi. Nhịp điệu “thả lỏng” là nhịp và điệu không nhất thiết phải tuân theo luật lệ của thơ truyền thống và thơ vần. Nó xây dựng trên: 1- Cách sắp xếp hình ảnh. 2- Cách tạo âm thanh qua âm sắc, trường độ, nồng độ, và thứ tự của chữ trong câu. 3- Cách dàn dựng câu qua các dấu văn phạm và qua cách sắp xếp vị trí của câu. 4- Cách sử dụng tứ thơ. 5- Cách sử dụng khoảng trống và khoảng trắng.
Những kỹ thuật thường thấy là phương cách xuống hàng, vắt hàng, nhảy hàng, lập lại, so sánh, và những sáng tạo riêng của mỗi nhà thơ.
Thơ tự do xuất hiện ở văn học Pháp vào khoảng 1880. Bắt nguồn từ loại thơ “nhịp điệu bất thường” được trải nghiệm trước đó. Thơ tự do phát triển mạnh vào đầu thế kỷ 20 và ngự trị cho đến nay, mặc dù có một số thể thơ khác ra đời như thơ Cụ Thể, thơ Xuôi, thơ Thị Kiến, thơ Diễn Hoạt... nhưng thơ tự do vẫn giữ vững vị trí vì đó là nhu cầu căn bản để diễn đạt thơ.
Cụm từ “thơ tự do” tự nó đã cho chúng ta ý nghĩa tổng quát, tuy nhiên, cũng như bất kỳ loại tự do gì, kể cả tự vận, cũng chỉ tương đối. Vì vậy, thơ tự do là loại thơ diễn đạt ký hiệu và ngôn ngữ bởi cảm xúc và trí tuệ không theo luật dài ngắn của câu, số hạng câu, và cách phân phối bài thơ. Âm nhạc tuy cần thiết cho dễ cảm và mỹ thuật, nhưng không bắt buộc phải có trong thơ tự do. Ngôn từ hào nhoáng, bóng bẩy, thẩm mỹ, chải chuốt, cũng không còn được quan tâm. Thơ tự do thời nay sử dụng lời lẽ bình thường, có khi tầm thường, để diễn đạt những hình ảnh và tứ thơ, kể cả những tứ thơ cao kỳ.

Già Thi Sĩ

Ngu Yên

Muốn làm Thượng Đế
Phải giết Thượng Đế
Ta đang già
Chưa giết nổi thi sĩ
Nói chi chuyện đất trời
Ngồi giữa thế giới vẫn mình héo hon
Thân thế làm sao nông nỗi thế này
Thấy con ngủ say lòng hối hận
Mai nó một đời nghiệp dĩ vô lý
Ghét trời chăng?
Trời biết gì lý luận

Về Già

Ngu Yên


Về già
Không những giai nhân tránh xa
Văn chương cũng xa lánh
Lãng mạn khó khăn theo trời trở
Yêu đương thích, không ham
Thơ nặng củ sầu chằng chịt rễ
Không hoa chỉ tua tủa gai đời
Ý tứ thường xuyên giáp mặt chết

Trích Từ Vở Nháp: Đi Tìm Thơ Hay

Ngu Yên 

  Đã nhiều lần tôi tự hỏi: Làm thế nào để làm một bài thơ hay? Đã nhiều lần tôi bỏ cuộc, không rốt ráo tìm câu trả lời. Điều gì đã khiến tôi dừng lại nửa chừng? Có lẽ nào một đầu bếp giỏi lại không biết thế nào là món ăn ngon? Nếu một bác sĩ giải phẫu mà không biết vị trí của ruột gan tim phổi ở đâu thì số phận các bệnh nhân sẽ ra sao? Tôi làm thơ đã gần 20 năm, đọc biết bao là sách viết về thi ca, về các thi sĩ nổi tiếng trên thế giới, sao tôi lại không có một câu trả lời dứt khoát, tự tin, thế nào là thơ hay?
Đúng, Sai thuộc về Chân. Xấu, Tốt thuộc về Thiện. Dở, Hay thuộc về Mỹ. Có người thợ nề già kinh nghiệm và tài năng thiên phú. Ông đo đạc bằng mắt rất chính xác. Chỉ cần nhìn thoáng qua, ông có thể cho biết chiếc tòa lầu chọc trời kia cao bao nhiêu, căn nhà nọ rộng bao nhiêu. Vậy mà ông không thể biết lòng sâu của biển. Dở, Hay thuộc về khả năng thẩm định mỹ học. Nhưng chính cái Mỹ lại là cái không một ai biết chắc chắn. Cái đẹp mơ hồ trong không gian, di động theo thời gian, khác nhau trong mỗi người, thay đổi theo từng thế hệ. Người ta biết có gió nhưng chưa thấy gió bao giờ. Chưa thấy gió nhưng người ta biết dùng gió trong nhiều lãnh vực, kễ cả việc thoải mái như hóng gió. Một người bỏ cả đời để đi tìm cái đẹp, được gọi là nghệ sĩ. Còn người bỏ đời đi tìm gió, gọi là ai?
Dùng đẹp để đo lường giá trị của thơ ca cũng giống như dùng không khí để đo lường sức nặng. Biết là có không khí nhưng làm sao dùng không khí làm đơn vị cân đo sức nặng của một người dù vẫn biết nếu không có không khí, sức nặng kia sẽ tan thành cát bụi. Dùng đẹp để thẩm định thơ hay hoặc dở là chuyện tương đối và chủ quan. Người ta có thể lên cung trăng rồi đến Hỏa Tinh. Sẽ tìm ra trăm ngàn ngõ ngách trong vũ trụ nhưng sẽ không bao giờ tìm được phương pháp vẹn toàn để xác định giá trị của nghệ thuật.

Tìm Hiểu Bản Sắc: Khoảng Trống Của Thơ

Ngu Yên

Khái niệm những khoảng trống trong một bài thơ đóng góp ý nghĩa, cấu trúc, thẩm mỹ và giá trị cho bài thơ đó, được hầu hết các thi sĩ và các nhà phê bình thi ca ủng hộ. Lý do căn bản giải thích vì bản sắc thơ cô đọng, thà thiếu chữ hơn thừa, thiếu ý hơn lạc nghĩa. Vì vậy những khoảng trống cũng là những thi liệu bổ túc và tương ứng để xây dựng bài thơ.
Vượt lên lý do căn bản, những khoảng trống được đưa vào nghệ thuật sáng tác, trở thành một phần thi pháp, bao gồm trong văn phạm và phong cách. Thậm chí, làm nền tảng cho một số phong trào thơ, ví dụ như thơ Cắt Vụn (Cut-Up) do nhà thơ, nhà văn, kiêm họa sĩ Brion Gysin (1916-1986) chủ xướng. Và phong trào thơ Cụ Thể vào giữa thế kỷ 20. Trước đó, cuối thế kỷ 19, thi sĩ Guillaume Apollinaire đã đưa giá trị khoảng trống vào thơ ở mức độ thẩm mỹ như hội họa, kết hợp chữ đentrên nền trắng. Bài thơ trở thành bức tranh. (Du Hành. sáng tác 1914.)

2



Làm Gì Với Thơ Hay

Ngu Yên

Con khỉ
Sau khi làm trò
Thích nghe vỗ tay
Huống chi người

Mỗi khi
Làm được thơ hay
Ngậm ngùi không biết khoe ai
Khoe với nắng

Lẫn Lộn

Ngu Yên

Tôi lẫn lộn giữa tình yêu và tình ái
giữa em và các thiếu nữ diễm kiều
Tôi lộn xộn giữa thương và nhớ
giữa môi hôn và sờ mó trái tim

Đời u mê, kịch cợm và chán ngắt
nếu không ái tình
nếu không có em

ơhT

Ngu Yên 1.
Em bé mù hỏi: Mặt trăng?
Tôi nói: Ánh trăng đẹp nhưng người dẫm lên

Em hỏi: Mặt Trời?
Tôi nói: Ánh nắng sáng nhưng tim núp trong ngực tối

Em hỏi: Tấm lòng?
Tôi nói: Không có

2.
Tôi là người lớn mù
Mở mắt càng to càng không thấy

Cùng vào cõi thơ với Ngu Yên:
“Ý Thức Sáng Tác Thơ”

Trần Doãn Nho.

Ngu Yên làm việc không biết mệt mỏi, vừa sáng tác vừa nghiên cứu về sáng tác.
Về nghiên cứu, sau Ý Thức Về Dịch Thuật (578 trang), Ý Thức Sáng Tác Truyện Ngắn bộ 1 (86 trang) và bộ 2 (824 trang), anh vừa cho ra đời một tác phẩm mới, Ý Thức Sáng Tác Thơ, dày dặn không thua gì những tập trước, 600 trang. Đây là một tác phẩm đa dạng: vừa biên khảo, nhận định, lý luận, vừa phân tích, sáng tác, dịch thuật, và lại vừa thử nghiệm về thơ; và đa dụng: giúp độc giả tìm hiểu thêm về thơ, về cách làm thơ, cách thưởng thức thơ và có thể cả …bối rối với (quá nhiều) cách làm thơ và những bài thơ mà anh giới thiệu.
Theo tôi, tập sách vừa công phu lại vừa là một nỗ lực rất lớn của anh: cố gắng đơn giản hóa và cụ thể hóa những vấn đề trừu tượng bằng một lối viết khá trong sáng, rõ ràng, kèm theo dẫn chứng và ví dụ, để độc giả thuộc nhiều trình độ khác nhau có thể nắm bắt nội dung. Mặt khác, nó lý thuyết mà không hoàn toàn là lý thuyết; nó thực hành dù chẳng phải dễ thực hành. Nhưng chắc chắn nó cung cấp cho người đọc rất nhiều điều. Trước hết là kiến thức nhiều mặt: thi ca, triết lý, ngôn ngữ…Sau là kích thích sáng tác và kích thích đọc thơ. Trong lời đề từ, anh nhấn mạnh: cuốn sách không tìm cách trả lời cho cả người sáng tác lẫn người thưởng ngoạn về cách làm thơ cho có giá trị và cách nhận biết một bài thơ hay. Theo anh, “Cuốn sách này thành hình với mục đích minh bạch với bản thân về sáng tác thơ và những hệ lụy của nó.” Vì sao? Vì “Tôi làm thơ với cảm giác của người mặc cảm,” do đó, cách duy nhất thoát khỏi mơ hồ và mặc cảm, theo ông, là cứ “viết xuống.” Để tránh mọi sự hiểu lầm, anh còn cẩn thận nói rõ, “Nếu bạn nghĩ rằng tôi đang hướng dẫn các người khác làm thơ, đây là một suy nghĩ lầm lẫn. Tôi chỉ có ý định kể lại những tư duy và thử nghiệm trong hành trình tìm hiểu nghệ thuật sáng tác thơ.”
Trong phần I, Sáng Tạo Bằng Trải Nghiệm, trước hết, Ngu Yên đề cập đến bản tính và bản sắc của thơ. Nó cung cấp cho tôi, một kẻ làm thơ tơ-lơ-mơ, khá nhiều khái niệm thú vị. Chẳng hạn, Ngu Yên phân biệt giữa “làm mới thơ” và “làm thơ mới”. “Làm mới thơ” là sáng tác hoàn toàn mới từ hình thức đến nội dung, từ cấu trúc đến cách diễn đạt trong lúc “làm thơ mới” là sáng tác theo thi pháp mới. Từ đó, anh cho rằng “làm thơ cũ” khác với và “làm cũ thơ”. Nếu “làm thơ cũ” là sáng tác theo kiểu cũ thì “làm cũ thơ” là cố sáng tác theo kiểu mới nhưng không thành công vì thiếu cẩn thận và thiếu học thuật. Chẳng hạn, anh cho rằng “Nghệ thuật thơ là một sinh vật.” Sinh vật đó “tự sinh, tự phát, tự lập”; nó “không thể nhốt trong chuồng” và “sản xuất ra nhiều con cái.” Và con cái lớn khôn theo “thực phẩm thơ” mà nhà thơ đã cung cấp và nuôi dưỡng.”

Dịch Thơ: Tái Sáng Tạo. Ngoạn Mục và Thú Vị.

Ngu Yên

Ý Thức Sáng Tác Thơ. Tập Một

1 
Dịch Thơ: Tái Sáng Tạo.
Ngoạn Mục và Thú Vị.

Ila Kaminsky, chủ biên tuyển tập thơ thế giới: The Ecco Anthology of International Poetry, ấn hành bởi Harper Collins Publisher, 2010, trình bày về việc dịch thơ cho toàn bộ tác phẩm dày 540 trang với 309 thi sĩ từ hầu hết các dân tộc trên toàn cầu: “Theo George Steiner, một bài thơ gốc hiện diện tĩnh lặng như một ý nghĩa cao đẹp và người dịch nỗ lực truyền tải toàn bộ ý nghĩa và thẩm mỹ này sang ngôn ngữ thứ hai. Vì hai ngôn ngữ không bao giờ ăn khớp hoàn chỉnh với nhau, một bản dịch không bao giờ hoàn toàn thành công, luôn luôn có điều gì thất thoát. Nếu dịch không thể nào phục vụ hoàn hảo như tấm gương soi, chúng ta chỉ có thể đưa ra giả thuyết rằng dịch có hiệu quả riêng thay thế cho bằng chứng hoặc dấu vết của những lời thơ (tiếng nói) cao kỳ. Đôi khi chỉ những dấu vết như vậy đã đủ, như Garcia Lorca và Anna Ankhmatova, ngay cả những bản dịch sang Anh ngữ đã ảnh hưởng đến những nhà thơ Hoa Kỳ trong thế kỷ 20. Tương tựa như chim phượng hoàng, những bài thơ của các bậc tôn sư được tái sinh từ đống tro tàn của bản dịch.” (trang x1, Introduction.)
Ông nhận định, một bản dịch thành công thể hiện văn bản gốc trải qua một quá trình biến đổi với sự  tái sinh trong một mô hình sống động mới. Thỏa thuận với khái niệm này, nhà thơ Pauk Celan viết: “Ngôn ngữ mà tôi sáng tác thơ không liên quan gì đến lời thơ ở đây (trong tuyển tập) hoặc ở những nơi khác.” (x1) Nhà thơ Mahmoud Darwish đề nghị,một bài thơ dịch nên phát triển vào khả năng bao la của ngôn ngữ dịch.