Hai Người Ðội Mũ

Hoàng Khởi Phong

Mặt trời đã khuất sau những ngọn cây sao của đường Nguyễn Kim. Hàng cây hiếm hoi còn sót lại trong thành phố, bao quanh khu vận động trường có lẽ đã được trồng từ thời Pháp thuộc. Những ngọn cây bên kia đường, ngay trước mặt tiền của sân vận động cao hơn cả khán đài trung ương. Gió chiều thổi lướt dọc trên con đường Nguyễn Kim, vắng tanh không một chiếc xe, không một bóng người.
Gió thổi những cánh hoa sao bay tan tác trên không, trước khi là đà đáp xuống các ngôi mộ của khu nghĩa trang. Nhiều bông hoa bay mãi tới cuối nghĩa trang, đâm sầm vào bức tường thấp bao quanh trước khi rơi xuống đất, hệt như hình ảnh một phi cơ Thần Phong lao thẳng xuống sàn tầu.
Trời đã bắt đầu nhá nhem tối, đột nhiên trong lòng phố vắng vang lên những tiếng động gióng một. Tiếng động gây ra bởi một chiếc nạng gõ xuống lề đường. Người chống nạng đội một chiếc mũ lưỡi trai kéo sụp xuống, anh đứng tần ngần cách bức tường bao quanh khu vực nghĩa trang, nhìn vào những ngôi mộ lô nhô trên mặt đất. Ðó đây một vài chữ thập, chữ vạn nhô hẳn lên cao khỏi những nấm mồ. Gió đột nhiên trở nên dữ dội, những cánh hoa sao bị gió hất tung lên trên không trước khi đổi hướng rơi xuống. Những cánh hoa quay vù vù trên không, trông như những người lính nhẩy dù đang lơ lửng giữa trời cao. Một cánh hoa vô tình đáp xuống nhẹ nhàng trên vành mũ lưỡi trai, khiến người cụt chân nghển cổ, ngoẹo đầu ngó lên. Hàng trăm những cánh hoa bay tan tác trong lòng con phố vắng. Anh nhớ lại lần đầu tiên phóng mình ra khỏi thân tầu. Anh đã được huấn luyện viên căn dặn: Khi phóng mình ra khỏi thân tầu, phải nhìn xuống đôi tay thu trước bụng, đếm nhẩm 331, 332, 333. Ðếm xong ngoái cổ nhìn lên, xem dù lưng có bọc hay không? Nếu không thì phải giựt dù bụng để khỏi rơi xuống đất, thành một đống bầy nhầy không hình dạng. Khi dù lưng đã mở, hai tay phải nắm chắc lấy cái đai để điều chỉnh hướng dù.

Ba Chục Năm Sau
Đọc Thơ Cũ Của Luân Hoán Ở Xứ Người

Hoàng Khởi Phong

1-
Ở ngoài đời tôi chưa gặp Luân Hoán, nhưng ba chục năm trước đây vào khoảng cuối năm 1974, tôi đã một lần đọc bản thảo thơ anh ở Ðà Lạt. Tôi không nhớ ai đưa cho tôi tập bản thảo này, chỉ nhớ thời gian đó tôi có giao tình rất kỹ với các bạn chủ trương tờ Ý Thức, và tập bản thảo của Luân Hoán đến tay tôi có thể qua một bạn nào đó trong nhóm Ý Thức như Lữ Quỳnh, Lữ Kiều, Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, Lê Ký Thương... Cũng cần nói thêm trước khi đọc nguyên cả một tập bản thảo thơ Luân Hoán, thỉnh thoảng tôi bắt gặp tên anh nơi những bài thơ đăng rải rác trên các tạp chí văn học, và cả trong các tạp chí của Quân Ðội.
Luân Hoán và tôi có những điểm chung: Cùng là những người lính, và cùng làm thơ. Tôi không biết anh bắt đầu làm thơ và sống với thơ từ bao giờ? Có thể trước khi khoác bộ áo nhà binh kệch cỡm trên người, hay cũng như tôi chỉ thực sự làm thơ sau khi đã làm một người lính. Dù đến với thơ trong giai đoạn nào của đời sống, tôi vẫn tin anh là người đến với thơ trước tôi một hai năm, chỉ giản dị vì anh lớn hơn tôi hai tuổi. Thế nhưng trong tiểu sử cũng như  trong thơ của anh, tôi biết anh đi lính sau tôi vài năm. Thành thử nếu có sự khác biệt lớn nhất giữa hai chúng tôi có lẽ anh là nhà thơ rồi mới đi lính, còn tôi là một người lính trước khi làm thơ.  Ðiểm khác nhau then chốt này cho thấy sau khi chiến tranh tàn đã mấy chục năm, anh vẫn còn làm thơ, và tôi tin rằng anh sẽ còn làm thơ cho tới khi ngừng hơi thở. Phần tôi thì trong gần ba chục năm ở xứ người tôi chỉ làm thêm dăm bài thơ không hơn kém. Nhưng tôi tin vào một ngày nào đó tôi sẽ làm thơ lại, tất nhiên với một hơi thơ khác cả về đề tài cũng như ngôn ngữ.

Thư Không Người Nhận

Hoàng Khởi Phong 



 Để tặng một người Mỹ đã chết rất trẻ ở Việt Nam và địa chỉ người nhận là Thiên Đàng. Nơi đó, buồn thaykhông phải là địa chỉ sau cùng của mỗi “chúng ta”


Elbert thân,
Thật tình tôi không ngờ đã đứng trước cửa nhà anh, căn nhà thật xinh nổi bật trên thảm cỏ xanh, một hàng rào gỗ thấp lè tè bên những khóm hồng nở rộ. Một cây táo, trái xanh tròn, lớp da bên ngoài mịn màng như những trái vú sữa ở nước tôi. Sáng nay mẹ anh đến thăm tụi tôi tại nhà thờ, chỗ tụi tôi đang trú ngụ tạm chờ thuê nhà. Dạo đó giữa tháng 8-75, sau một tháng ở Guam, một tháng ở trại Indiana Town Gap, tiểu bang Penn, một tháng ở trường đại học Saint-Joseph, một ngôi trường nằm giữa hai thành phố Augusta và Portland của tiểu bang Maine.
Chúng tôi tới đây tạm trú trong hai lớp học của một nhà thờ nhỏ Winterport. Tôi dám chắc với anh đây là một trong những city nhỏ nhất nước Mỹ, với dân số xấp xỉ một ngàn người, và ngôi nhà thờ nhỏ đó dĩ nhiên không giàu so với các giáo xứ khác.

Thư Không Người Nhận truyện ngắn Hoàng Khởi Phong


Thư Không Người Nhận 

truyện ngắn Hoàng Khởi Phong
Tổ hợp Tân Thư - Thời Văn xuất bản 1991
Sách dầy 206 trang, gồm 8 truyện ngắn.
Và Gió Ở Quê Nhà thay lời tựa của tác giả
Bìa và chân dung tác giả: Khánh Trường
Phụ Bản của Đinh Cường và Võ Đình
Giá 10 Mỹ Kim



Thư Không Người Nhận  
truyện ngắn Hoàng Khởi Phong

Để tặng một người Mỹ đã chết rất trẻ ở Việt Nam và địa chỉ người nhận là Thiên Đàng. Nơi đó, buồn thaykhông phải là địa chỉ sau cùng của mỗi “chúng ta”

Elbert thân,
Thật tình tôi không ngờ đã đứng trước cửa nhà anh, căn nhà thật xinh nổi bật trên thảm cỏ xanh, một hàng rào gỗ thấp lè tè bên những khóm hồng nở rộ. Một cây táo, trái xanh tròn, lớp da bên ngoài mịn màng như những trái vú sữa ở nước tôi. Sáng nay mẹ anh đến thăm tụi tôi tại nhà thờ, chỗ tụi tôi đang trú ngụ tạm chờ thuê nhà. Dạo đó giữa tháng 8-75, sau một tháng ở Guam, một tháng ở trại Indiana Town Gap, tiểu bang Penn, một tháng ở trường đại học Saint-Joseph, một ngôi trường nằm giữa hai thành phố Augusta và Portland của tiểu bang Maine.
Chúng tôi tới đây tạm trú trong hai lớp học của một nhà thờ nhỏ Winterport. Tôi dám chắc với anh đây là một trong những city nhỏ nhất nước Mỹ, với dân số xấp xỉ một ngàn người, và ngôi nhà thờ nhỏ đó dĩ nhiên không giàu so với các giáo xứ khác... (Đọc tiếp Thư Không Người Nhận)