Luân Hoán
@
ngày đi tới tôi đi lui
khoảng trống cách biệt nhân đôi mỗi giờ
nhìn lui thấp thoáng tuổi thơ
nhìn tới chập choạng lờ mờ tương lai
sống - không còn cho ngày mai
hôm nay - như đã nằm ngoài tầm tay
lặng nhìn mình mất mỗi ngày
những thân quí nhất dần bay khỏi mình đời
36 Kiểu Làm Thơ
Luân Hoán
1
thọc tay vào túi quần
thảnh thơi nhìn trời đất
hồn vía thật bình thường
chỉ lòng không sống thật
2.
tay quay hờ volant
luồn giữa cõi hồng trần
mờ mờ nhân ảnh động
bụi chạm lòng thoáng ngân
1
thọc tay vào túi quần
thảnh thơi nhìn trời đất
hồn vía thật bình thường
chỉ lòng không sống thật
2.
tay quay hờ volant
luồn giữa cõi hồng trần
mờ mờ nhân ảnh động
bụi chạm lòng thoáng ngân
Hai Đoạn Lục Bát Cho Châu Văn Tùng
Luân Hoán
1
(trả lời sao chưa về thăm nhà)
Tôi đi từ chỗ sẽ về
tôi về lại chỗ chưa hề ra đi
đi về, cũng có đôi khi
bình thân một chỗ, đã đi, đã về
tôi đi từ chỗ sẽ về
tôi về lại chỗ chưa hề ra đi
nghĩa là, tôi mải miết đi
tôi đi mải miết không khi mô về
có đi mà chẳng chịu về
hay là, coi bộ, chưa hề ra đi
1
(trả lời sao chưa về thăm nhà)
Tôi đi từ chỗ sẽ về
tôi về lại chỗ chưa hề ra đi
đi về, cũng có đôi khi
bình thân một chỗ, đã đi, đã về
tôi đi từ chỗ sẽ về
tôi về lại chỗ chưa hề ra đi
nghĩa là, tôi mải miết đi
tôi đi mải miết không khi mô về
có đi mà chẳng chịu về
hay là, coi bộ, chưa hề ra đi
Thục Nữ
Luân Hoán
Em Thục Nữ đời đời là quỷ dữ
với tâm xà khẩu phật mặt mày hoa
vuốt trong mắt nanh trong môi óng ả
hồn tinh khôi em huyễn nhiệm ranh ma
thân mỏng mảnh, viện bảo trì núi lửa
giọng mượt mà, kho dự trữ kim dao
lòng bát ngát, nghĩa địa tim hóa thạch
Em Thục Nữ đời đời là quỷ dữ
với tâm xà khẩu phật mặt mày hoa
vuốt trong mắt nanh trong môi óng ả
hồn tinh khôi em huyễn nhiệm ranh ma
thân mỏng mảnh, viện bảo trì núi lửa
giọng mượt mà, kho dự trữ kim dao
lòng bát ngát, nghĩa địa tim hóa thạch
Nguyễn Mạnh Trinh Hỏi Chuyện Luân Hoán
Nguyễn Mạnh Trinh thực hiện
1.Nguyễn Mạnh Trinh (NMT): Xin anh cho độc giả một vài dòng tiểu sử của mình?
Luân Hoán: Ngoài mục tình sử khá giàu có, tiểu sử tôi không có gì. Cung cấp cho anh đôi điều lý lịch căn bản: Tên thật Lê Ngọc Châu (Thời chưa đi học, gia đình gọi là thằng Huýnh ), sinh ngày 10 tháng 01 năm 1941 nhằm cuối năm Canh Thìn . Nơi sinh thị xã Hội An tỉnh Quảng Nam . Tình trạng gia đình: Một vợ, bốn con, chia điều hai gái hai trai. Tôn giáo, Ðảng phái: Không. Học vấn: lơ mơ không đến đích. Nghề nghiệp hiện tại: Không. Nơi cư ngụ hiện tại: Thành phố Montréal thuộc tỉnh Québec Canada (Kể từ 4 gời chiều ngày 28 tháng 02 năm 1985) .
2. NMT: Nếu có người gọi anh là "nhà thơ xứ Quảng " thì anh có ý nghĩ gì?
Luân Hoán: Thưa anh nếu cách đây trên 10 năm . Có người gọi tôi là "nhà thơ" thì tôi rất vui và khoái . Vì ít ra, nhờ đó, tôi biết chắc được: mình quả thật làm được thơ. Người gọi tôi lại màu mè, thòng thêm hai chữ "Xứ Quảng", thì tôi càng thú vị hơn, vì điều đó xác định rõ ràng cội nguồn, mà tôi rất vừa lòng . Với thời điểm hiện tại, có người gọi tôi là "nhà thơ xứ Quảng" qua mặt chữ in hoặc viết, đó là chuyện tự nhiên, đã quen thuộc, không tạo cho tôi ý nghĩ gì . Nhưng giả dụ, tôi đang đi chơi với anh A, chợt gặp anh B, Anh A giới thiệu : " đây Luân Hoán nhà thơ xứ Quảng " thì tôi chắc chắn sẽ mất nhiều tự nhiên và mắc cỡ nữa . Bởi tôi thấy thừa cả bốn chữ "nhà thơ xứ Quảng".
Ba Chục Năm Sau
Đọc Thơ Cũ Của Luân Hoán Ở Xứ Người
Hoàng Khởi Phong
1-
Ở ngoài đời tôi chưa gặp Luân Hoán, nhưng ba chục năm trước đây vào khoảng cuối năm 1974, tôi đã một lần đọc bản thảo thơ anh ở Ðà Lạt. Tôi không nhớ ai đưa cho tôi tập bản thảo này, chỉ nhớ thời gian đó tôi có giao tình rất kỹ với các bạn chủ trương tờ Ý Thức, và tập bản thảo của Luân Hoán đến tay tôi có thể qua một bạn nào đó trong nhóm Ý Thức như Lữ Quỳnh, Lữ Kiều, Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, Lê Ký Thương... Cũng cần nói thêm trước khi đọc nguyên cả một tập bản thảo thơ Luân Hoán, thỉnh thoảng tôi bắt gặp tên anh nơi những bài thơ đăng rải rác trên các tạp chí văn học, và cả trong các tạp chí của Quân Ðội.
Luân Hoán và tôi có những điểm chung: Cùng là những người lính, và cùng làm thơ. Tôi không biết anh bắt đầu làm thơ và sống với thơ từ bao giờ? Có thể trước khi khoác bộ áo nhà binh kệch cỡm trên người, hay cũng như tôi chỉ thực sự làm thơ sau khi đã làm một người lính. Dù đến với thơ trong giai đoạn nào của đời sống, tôi vẫn tin anh là người đến với thơ trước tôi một hai năm, chỉ giản dị vì anh lớn hơn tôi hai tuổi. Thế nhưng trong tiểu sử cũng như trong thơ của anh, tôi biết anh đi lính sau tôi vài năm. Thành thử nếu có sự khác biệt lớn nhất giữa hai chúng tôi có lẽ anh là nhà thơ rồi mới đi lính, còn tôi là một người lính trước khi làm thơ. Ðiểm khác nhau then chốt này cho thấy sau khi chiến tranh tàn đã mấy chục năm, anh vẫn còn làm thơ, và tôi tin rằng anh sẽ còn làm thơ cho tới khi ngừng hơi thở. Phần tôi thì trong gần ba chục năm ở xứ người tôi chỉ làm thêm dăm bài thơ không hơn kém. Nhưng tôi tin vào một ngày nào đó tôi sẽ làm thơ lại, tất nhiên với một hơi thơ khác cả về đề tài cũng như ngôn ngữ.
1-
Ở ngoài đời tôi chưa gặp Luân Hoán, nhưng ba chục năm trước đây vào khoảng cuối năm 1974, tôi đã một lần đọc bản thảo thơ anh ở Ðà Lạt. Tôi không nhớ ai đưa cho tôi tập bản thảo này, chỉ nhớ thời gian đó tôi có giao tình rất kỹ với các bạn chủ trương tờ Ý Thức, và tập bản thảo của Luân Hoán đến tay tôi có thể qua một bạn nào đó trong nhóm Ý Thức như Lữ Quỳnh, Lữ Kiều, Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, Lê Ký Thương... Cũng cần nói thêm trước khi đọc nguyên cả một tập bản thảo thơ Luân Hoán, thỉnh thoảng tôi bắt gặp tên anh nơi những bài thơ đăng rải rác trên các tạp chí văn học, và cả trong các tạp chí của Quân Ðội.
Luân Hoán và tôi có những điểm chung: Cùng là những người lính, và cùng làm thơ. Tôi không biết anh bắt đầu làm thơ và sống với thơ từ bao giờ? Có thể trước khi khoác bộ áo nhà binh kệch cỡm trên người, hay cũng như tôi chỉ thực sự làm thơ sau khi đã làm một người lính. Dù đến với thơ trong giai đoạn nào của đời sống, tôi vẫn tin anh là người đến với thơ trước tôi một hai năm, chỉ giản dị vì anh lớn hơn tôi hai tuổi. Thế nhưng trong tiểu sử cũng như trong thơ của anh, tôi biết anh đi lính sau tôi vài năm. Thành thử nếu có sự khác biệt lớn nhất giữa hai chúng tôi có lẽ anh là nhà thơ rồi mới đi lính, còn tôi là một người lính trước khi làm thơ. Ðiểm khác nhau then chốt này cho thấy sau khi chiến tranh tàn đã mấy chục năm, anh vẫn còn làm thơ, và tôi tin rằng anh sẽ còn làm thơ cho tới khi ngừng hơi thở. Phần tôi thì trong gần ba chục năm ở xứ người tôi chỉ làm thêm dăm bài thơ không hơn kém. Nhưng tôi tin vào một ngày nào đó tôi sẽ làm thơ lại, tất nhiên với một hơi thơ khác cả về đề tài cũng như ngôn ngữ.
Buồn Đầy Mặt Trăng Tháng Tư
Luân Hoán
hôm nay mười bốn trời trong
đêm Montréal rộng thong dong mây nằm
trời xa mà ngó thật gần
ngỡ như tay vói đụng trần trời cao
tôi ngồi lặng lẽ đếm sao
nụ mờ nụ sáng đều thao thức buồn
nỗi buồn nhè nhẹ dễ thương
lẫn vào trong gió bay luồn đến tôi
hôm nay mười bốn trời trong
đêm Montréal rộng thong dong mây nằm
trời xa mà ngó thật gần
ngỡ như tay vói đụng trần trời cao
tôi ngồi lặng lẽ đếm sao
nụ mờ nụ sáng đều thao thức buồn
nỗi buồn nhè nhẹ dễ thương
lẫn vào trong gió bay luồn đến tôi
Hơi Thở Việt Nam,
Chứng Nhân Của Cơn Hồng Thủy
Nguyễn Mạnh Trinh
Thơ là tiếng nói tinh khôi đãi lọc của nhân loại, một ngôn ngữ cơ động xao xuyến nhất của nội tâm con người. Từ tâm thức vùng vỡ vì nghịch cảnh lịch sử, từ tình cảm đời sống mãi dồn nén trói buộc ở Việt Nam, thơ được tôi luyện và tham dự vào đời sống văn chương. Thi sĩ có trái tim dễ rung động, dễ " khóc cười theo vận nước nổi trôi" cho nên những vần điệu chỉ là ngôn ngữ nói lên hình ảnh và biểu tượng của một thời tan vỡ và đau xót.
Ðối với thi sĩ, biểu tượng là cái áo khoác lên ý tưởng muốn diễn tả. Và dĩ nhiên cái áo khoác đó có những màu sắc khác nhau, loè loẹt rực rỡ hay đơn giản chất phác. Có người quan niệm vũ trụ của thi sĩ là vũ trụ của phóng thể, một bầu trời của riêng hắn mà trong đó hắn ngự trị, là Chúa Tể, là Thượng Ðế. Hắn sáng tạo tất cả với ý hướng biểu hiện những ước mơ chưa thực hiện. Nhưng ngược lại ở trường hợp khác, đời sống có thực đã hiện diện trong tác phẩm. Thi sĩ khai quật những chiếc quặng sự thực của đời sống, lấy trên điểm tụ những góc cạnh bắt gặp trong giây phút của đời người và như thế cũng đầy đủ để tạo ra những hình ảnh cần thiết diễn tả những biểu tượng muốn nhắc đến. Ðời sống Việt Nam có quá nhiều chi tiết độc đáo, ở thân phận dãy đầy khổ ải truân chuyên, ở cơm áo đã đưa con người trở về thời kỳ ăn lông ở lổ.
Vùng Thanh Thoát
Luân Hoán
một bữa nọ tình cờ tinh nghịch đặt
bàn tay che vừa kín cửa thiên đường
thân phát sốt theo động tiên vun mãi
trời không mưa mà tay ngấm mật hương
sự mầu nhiệm vẫn từng giây biến hoá
từ u mê bỗng linh hoạt khác thường
rồi từ đó mỗi ngày tôi mỗi đặt
bàn tay lên cõi sống văn chương
nhận rất rõ mình trưởng thành từng phút
qua khe hoa mướt ngọt tình sương
đời ghen tức lắm lần ngăn tay đặt
nên đôi khi tâm thức thiếu bình thường
một bữa nọ tình cờ tinh nghịch đặt
bàn tay che vừa kín cửa thiên đường
thân phát sốt theo động tiên vun mãi
trời không mưa mà tay ngấm mật hương
sự mầu nhiệm vẫn từng giây biến hoá
từ u mê bỗng linh hoạt khác thường
rồi từ đó mỗi ngày tôi mỗi đặt
bàn tay lên cõi sống văn chương
nhận rất rõ mình trưởng thành từng phút
qua khe hoa mướt ngọt tình sương
đời ghen tức lắm lần ngăn tay đặt
nên đôi khi tâm thức thiếu bình thường
Nụ Thơ Hàng Xóm
Luân Hoán
khi đứng rửa chén một mình
thỉnh thoảng vô cớ thình lình liếc nghiêng
bộ bàn ghế đặt ngoài hiên
thoáng như có bóng ai yên vị ngồi
định thần nghiêng cổ trông vời
chỉ là cơn gió khẻ rời ghế không
giật mình tưởng tượng viễn vông
một con ma nữ môi hồng lén thăm
khi đứng rửa chén một mình
thỉnh thoảng vô cớ thình lình liếc nghiêng
bộ bàn ghế đặt ngoài hiên
thoáng như có bóng ai yên vị ngồi
định thần nghiêng cổ trông vời
chỉ là cơn gió khẻ rời ghế không
giật mình tưởng tượng viễn vông
một con ma nữ môi hồng lén thăm
Liêm Lạc Hòa Xuân Làng Tôi
Luân Hoán
1.
hai năm liền ở nhà quê
đường làng và cả bờ đê thuộc lòng
làng nằm giữa hai dòng sông
nhiều lần tôi tắm mà không mặc quần
có cả con gái tắm chung
hai bàn tay bụm thay quần áo luôn
sông trôi chầm chậm như tuồng
giống tôi tọc mạch không buồn ngó lơ
1.
hai năm liền ở nhà quê
đường làng và cả bờ đê thuộc lòng
làng nằm giữa hai dòng sông
nhiều lần tôi tắm mà không mặc quần
có cả con gái tắm chung
hai bàn tay bụm thay quần áo luôn
sông trôi chầm chậm như tuồng
giống tôi tọc mạch không buồn ngó lơ
Hương Thu
Luân Hoán
mùa thu không đến tình cờ
lòng như vẫn gặp bất ngờ lạ chưa
bắt đầu từ một cơn mưa ?
bắt đầu từ ngọn gió đưa hững hờ ?
tôi đâu nhớ chắc hôm nào
mùa thu đã bước chân vào phố tôi
sáng ra mở cửa ngẩn người
một chiếc lá rụng bùi ngùi bay qua
mùa thu không đến tình cờ
lòng như vẫn gặp bất ngờ lạ chưa
bắt đầu từ một cơn mưa ?
bắt đầu từ ngọn gió đưa hững hờ ?
tôi đâu nhớ chắc hôm nào
mùa thu đã bước chân vào phố tôi
sáng ra mở cửa ngẩn người
một chiếc lá rụng bùi ngùi bay qua
Vườn Ta Còn Xanh Cỏ Hoa
Luân Hoán
thú vị với bài thơ
cùng vườn cây hoa trái
nhưng viết hơi ỡm ờ
có chăng dễ không phải ?
tự nhiên thấy thiếu nợ
cùng trái ớt quả cà
trái khổ-qua trái bí
thêm hèn mọn chúng ra
hỡi ơi hoa với trái
cho ta vui từng giờ
vun đất cùng tưới nước
chưa được đẹp dòng thơ !
thú vị với bài thơ
cùng vườn cây hoa trái
nhưng viết hơi ỡm ờ
có chăng dễ không phải ?
tự nhiên thấy thiếu nợ
cùng trái ớt quả cà
trái khổ-qua trái bí
thêm hèn mọn chúng ra
hỡi ơi hoa với trái
cho ta vui từng giờ
vun đất cùng tưới nước
chưa được đẹp dòng thơ !
Hội An, Nơi Chôn Cuống Rún Thơ
Luân Hoán
Lâu năm trở lại Faifo
nghe hồn Phố Hội dạt dào cỏ cây
Chiêm, Hà, Bồ, Pháp, Tàu, Tây...
còn vương trong hạt bụi bay hững hờ
chỉ giùm ta vạt đất nào
đã chôn cuống rún trổ thơ thành chùm
...
Hội An, Hội An, với tôi là một tên gọi đằm thắm, thân quen như tên một người yêu chung tình.
Trong hơn sáu mươi năm tiêu xài cuộc sống, tôi đã trôi dạt đến nhiều nơi trên mặt đất,dòng máu trong tim tôi bây giờ không biết đã hao hụt bao nhiêu, đậm nhạt thế nào. Nhưng có một điều chắc chắn, chúng vẫn đỏ, và vẫn nồng nàn khi nghĩ về những địa danh ở quê nhà, nhất là nơi đã chôn giữ cuống rún bé nhỏ của mình.
Nhớ về Hội An, viết về Hội An, nơi chôn cuống rún tôi, không thể không lấy lòng ra để sờ mó, nhìn ngắm lại một vóc dáng, một nhan sắc của một con đất kỳ diệu thuộc xứ Quảng Nam. Thịt da của đất đá, của cỏ cây, của con người ở chốn trầm hương này đã dần dần trưởng thành từ thế kỷ 16. Khuôn mặt kinh tế, khuôn mặt văn hóa đã có thời phương phi, rạng rỡ, có thể là một vùng sống hợp chủng đầu tiên, được gọi bởi nhiều mỹ danh. Nhưng cho dù là Hải Phố,Hoài Phố, Hoa Phố, Faifoo, hay gọn nhẹ, thân mật chỉ một từ Phố, Hội An vẫn là Hội An, với cốt cách, phong thái vừa đủ để mời gọi, vừa đủ để nhớ tưởng.
Cuối năm 1999, tổ chức UNESCO đã chính thức công bố tại thành phố Marakech nước Maroc, tuyển chọn Hội An vào danh sách Những Di Sản Văn Hóa Của Nhân Loại, có là một khẳng định giá trị đích thực của Hội An?
Đưa Đò
Luân Hoán
đưa người tha thiết đưa người
lạ quen qua lại ngược xuôi mỗi ngày
dòng nước chảy ngày hôm nay
khác hôm qua khác mai này ra sao ?
miên man gió thở rì rào
vi vu gió hát nắng đào mưa bay
đôi bờ chim hót trong cây
bình yên hoa nở lá dày cành xanh
người chậm chạp kẻ tinh nhanh
cùng chung vẻ đẹp hiền lành bao dung
con đò từ tốn khiêm cung
tay dầm khua nước vui chung với lòng
đưa người tha thiết đưa người
lạ quen qua lại ngược xuôi mỗi ngày
dòng nước chảy ngày hôm nay
khác hôm qua khác mai này ra sao ?
miên man gió thở rì rào
vi vu gió hát nắng đào mưa bay
đôi bờ chim hót trong cây
bình yên hoa nở lá dày cành xanh
người chậm chạp kẻ tinh nhanh
cùng chung vẻ đẹp hiền lành bao dung
con đò từ tốn khiêm cung
tay dầm khua nước vui chung với lòng
Góc Nhà
Luân Hoán
ta đã nhiều năm xa tổ quốc
nhưng nào tổ quốc có xa ta
sờ tay lên ngực nghe còn ấm
hơi thở cỏ cây ở quê nhà
vẫn gặp bình minh trên ngọc tóc
mỗi lần tay chải ngọn bâng khuâng
gió từ bờ ruộng qua bụi chuối
mang tiếng chìa vôi, thoảng hương bần
ta đã nhiều năm xa tổ quốc
nhưng nào tổ quốc có xa ta
sờ tay lên ngực nghe còn ấm
hơi thở cỏ cây ở quê nhà
vẫn gặp bình minh trên ngọc tóc
mỗi lần tay chải ngọn bâng khuâng
gió từ bờ ruộng qua bụi chuối
mang tiếng chìa vôi, thoảng hương bần
Hương Bài Thơ Cũ
Luân Hoán
bốn mốt năm xa chợt sáng nay
hương bài thơ cũ gợn chân mày
tiếng vàng thỏ thẻ reo hồn nhạc
đánh thức tình vui mở cánh bay
đứng lại trên hè ngã tư xưa
một thời chờ đợi run tay đưa
đôi câu viết vội trên bao thuốc
tim đập liên hồi quên gởi thưa
kịp nhớ bàn tay rất thẹn thùng
giấu ngay vào vạt áo rung rung
quay mình thả bước nhanh theo bạn
nhưng gót chừng như vướng nhớ nhung
bốn mốt năm xa chợt sáng nay
hương bài thơ cũ gợn chân mày
tiếng vàng thỏ thẻ reo hồn nhạc
đánh thức tình vui mở cánh bay
đứng lại trên hè ngã tư xưa
một thời chờ đợi run tay đưa
đôi câu viết vội trên bao thuốc
tim đập liên hồi quên gởi thưa
kịp nhớ bàn tay rất thẹn thùng
giấu ngay vào vạt áo rung rung
quay mình thả bước nhanh theo bạn
nhưng gót chừng như vướng nhớ nhung
Sông Hàn
Luân Hoán
sông thở theo cùng nhịp gió bay
ta ngồi nghiêng má ngóng đông tây
nắng trầm hương khói hồn dĩ vãng
thương nhớ lênh đênh mặt nước đầy
thoảng vọng bên đời vang tiếng gươm
lời nguyền son sắt Nguyễn Tri Phương
gió lặng Sơn Trà tâm vẫn bão
không mưa mà lệ ngấm đêm sương
sông thở theo cùng nhịp gió bay
ta ngồi nghiêng má ngóng đông tây
nắng trầm hương khói hồn dĩ vãng
thương nhớ lênh đênh mặt nước đầy
thoảng vọng bên đời vang tiếng gươm
lời nguyền son sắt Nguyễn Tri Phương
gió lặng Sơn Trà tâm vẫn bão
không mưa mà lệ ngấm đêm sương
SONG THAO, người bạn văn, biết sớm, gặp muộn
Luân Hoán
Để chuẩn bị di cư qua Montréal Québec Canada, năm 1984, gia đình tôi rời thành phố Đà Nẵng, vào tạm trú tại nhà người chị cả tôi, ở số 22 Lê Lợi, quận 1 Sài Gòn. Trong những ngày ngồi không chờ lên đường, tôi có ba lần tình cờ gặp mặt nhà văn Song Thao.
Lần thứ nhất. Trong đám người xô bồ Hoa, Việt, lóng ngóng tại cơ quan lo việc xuất cảnh, 1B Duy Tân, không hiểu sao, tôi đặc biệt chú ý đến một người đàn ông trạc tuổi tôi. Anh gọn gàng tươm tất, so với cái lè phè của tôi, càng nổi bật vẻ lịch sự, trang nhã của anh.
Lần thứ hai. Giữa lúc chen chúc trong hành lang của một biệt thự lộng lẫy, tại góc ngã tư Tú Xương, Trần Quý Cáp, để chờ được phái đoàn Sở Di Trú Canada phỏng vấn. Tôi chợt bắt gặp lại khuôn mặt ông chững chạc lần trước. Vẫn trang phục bảnh bao, anh đến cùng vợ và bốn con. Chúng tôi nhìn nhau, lạnh lùng, không một nụ cười xã giao. Cái hồi hộp, lo sợ lạ lùng của đám người chờ được phỏng vấn hôm đó, đã tạo ra một khung cảnh nghiêm trang đặc biệt. Gia đình nào cũng tỏ vẻ trầm lặng. Có lẽ vì cái không khí này, tôi đã bỏ ý định gặp anh để tìm thêm một vài kinh nghiệm cần thiết trước khi vào gặp giới hữu trách. Sau này, tôi được biết, lúc đó anh cũng có chú ý đến gia đình tôi và chị Song Thao, loáng thoáng nghe giọng nói của tôi, đã sớm đặt cho tôi một cái tên khá ngộ : " Cái ông Đà Nẵng ". Chúng tôi ra mắt phái đoàn Canada ở hai phòng khác nhau, và lặng lẽ ra về.
Lần thứ ba. Nắm được giấy đăng ký chuyến bay trong tay, từ 1 B Duy Tân, tôi vội vã ra về thì đụng đầu Song Thao ngay cổng vào. Anh cùng đi với một người đàn ông khác. Họ chặn tôi lại, tỏ ý muốn xem mặt mũi những mẫu giấy tờ tôi vừa được cấp phát. Tôi nôn nóng chìa cho Song Thao đọc lướt qua, rồi bỏ đi liền, không chào. Và anh, hình như cũng quên cảm ơn.
Để chuẩn bị di cư qua Montréal Québec Canada, năm 1984, gia đình tôi rời thành phố Đà Nẵng, vào tạm trú tại nhà người chị cả tôi, ở số 22 Lê Lợi, quận 1 Sài Gòn. Trong những ngày ngồi không chờ lên đường, tôi có ba lần tình cờ gặp mặt nhà văn Song Thao.
Lần thứ nhất. Trong đám người xô bồ Hoa, Việt, lóng ngóng tại cơ quan lo việc xuất cảnh, 1B Duy Tân, không hiểu sao, tôi đặc biệt chú ý đến một người đàn ông trạc tuổi tôi. Anh gọn gàng tươm tất, so với cái lè phè của tôi, càng nổi bật vẻ lịch sự, trang nhã của anh.
Lần thứ hai. Giữa lúc chen chúc trong hành lang của một biệt thự lộng lẫy, tại góc ngã tư Tú Xương, Trần Quý Cáp, để chờ được phái đoàn Sở Di Trú Canada phỏng vấn. Tôi chợt bắt gặp lại khuôn mặt ông chững chạc lần trước. Vẫn trang phục bảnh bao, anh đến cùng vợ và bốn con. Chúng tôi nhìn nhau, lạnh lùng, không một nụ cười xã giao. Cái hồi hộp, lo sợ lạ lùng của đám người chờ được phỏng vấn hôm đó, đã tạo ra một khung cảnh nghiêm trang đặc biệt. Gia đình nào cũng tỏ vẻ trầm lặng. Có lẽ vì cái không khí này, tôi đã bỏ ý định gặp anh để tìm thêm một vài kinh nghiệm cần thiết trước khi vào gặp giới hữu trách. Sau này, tôi được biết, lúc đó anh cũng có chú ý đến gia đình tôi và chị Song Thao, loáng thoáng nghe giọng nói của tôi, đã sớm đặt cho tôi một cái tên khá ngộ : " Cái ông Đà Nẵng ". Chúng tôi ra mắt phái đoàn Canada ở hai phòng khác nhau, và lặng lẽ ra về.
Lần thứ ba. Nắm được giấy đăng ký chuyến bay trong tay, từ 1 B Duy Tân, tôi vội vã ra về thì đụng đầu Song Thao ngay cổng vào. Anh cùng đi với một người đàn ông khác. Họ chặn tôi lại, tỏ ý muốn xem mặt mũi những mẫu giấy tờ tôi vừa được cấp phát. Tôi nôn nóng chìa cho Song Thao đọc lướt qua, rồi bỏ đi liền, không chào. Và anh, hình như cũng quên cảm ơn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)