Thơ Trữ Tình:
Tân Lãng Mạn Thế Kỷ 21.
(New Romanticism)

Ngu Yên

Tân Lãng Mạn vào đầu thế kỷ 21 đưa ra những lập luận tranh cãi với ý nghĩa về bản chất phong trào Lãng Mạn và quá trình lãng mạn hóa. Một số đông các học giả như Bas Jan Ade, Charles Avery, Peter Doig, Gregory Crewdson, Olafur Eliasson, David Thorpe... cho rằng, chủ nghĩa và phong trào Lãng Mạn đã sai lầm khi chỉ tập trung vào những bi
Sáng Tạo và Tái Tạo thảm, cao siêu, kỳ lạ, bí ẩn, ... Những nghệ sĩ Lãng Mạn truyền thống đã nỗ lực tạo ý nghĩa cho những gì tầm thường, tạo huyền bí cho những gì bình thường, tạo lạ lẫm cho những gì quen thuộc, ... tạo tính vô hạn cho những gì hữu hạn, ... Những việc làm này cần thiết nhưng không thành công. 
Novalis lập luận: Không có tầm thường nào trở nên hoàn toàn có ý nghĩa, không có bí ẩn nào hoàn toàn bình thường, ... Chủ nghĩa Lãng Mạn đã bị hiểu lầm trong những giới hạn: thiên nhiên, giấc mơ, cao kỳ, nhạy cảm ... những đặc tính này không thể đặc trưng cho tất cả những gì gọi là chủ nghĩa Lãng Mạn, đừng nói chi đến dùng chúng để định nghĩa. 
Trước đó, năm 1920, Arthur Lovejoy đã nhận xét, có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm chủ nghĩa Lãng Mạn. Nhiều năm sau, Isaiah Berlin bình phẩm về các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Lãng Mạn, rồi kết luận, nếu có những định nghĩa về Romanticism, thì đó là những mâu thuẫn. 
Từ Novalis cho đến Berlin cho chúng ta một nhãn quan tổng quát và một khái niệm mâu thuẫn cho một phong trào “kéo dài” từ cuối thế kỷ 18 cho đến dương đại, có lẽ là một phong trào văn học dài nhất trong lịch sử văn chương nghệ thuật. Tân Lãng Mạn nỗ lực kết hợp Hiện Đại và Hậu Hiện Đại trong tinh thần Metamodernism (Kết Hợp Hiện Đại).
Berlin đưa ra nhận định về sự kết hợp: Đây là sự đặc biệt, trong thống nhất và đa dạng, trong bí ẩn thách thức tình trạng mơ hồ của phác họa mơ hồ. Quá trình tạo ra sự đẹp và sự xấu, tạo ra nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật cứu rỗi xã hội. Đây là sự kết hợp giữa ưu điểm và khuyết điểm,






Ngu Yên


Bài tác giả gửi, đọc thêm từ trang Ngu Yên