Tưởng niệm Nguyễn Đức Lập

Nguyễn Mạnh Trinh

Ngày giỗ Nguyễn Đức Lập. Tôi giở bộ di cảo “Hương Giáo Đề Thơ” ra đọc lại. Bộ sách cả ngàn trang gồm bốn quyển đồ sộ tôi đọc như để tìm một cách ứng xử với đời sống của mình. Tác giả trong ấn bản đầu tiên của Hương Giáo Đề Thơ trong Lời Tựa đã tự giới thiệu: “Là tập thư của vị thầy giáo làng gởi cho đứa học trò (Lê Văn Cui) cả đời không học hết được túi khôn của thánh hiền.” Tác giả mượn chuyện xưa để nói về thời nay để từ lịch sử nhân loại rút ra những bài học trải dài theo những kinh nghiệm xưa cũ. Hình như, trong khi khề khà bàn luận, tác giả như muốn gửi theo những tâm sự của mình, biện luận rành mạch theo kiểu nói có sách mách có chứng để gia tài văn học và lịch sử của tiền nhân thành những biểu tượng có ý nghĩa.
Có lẽ ảnh hưởng từ đời sống gia đình nên Nguyễn Đức Lập đã có phong thái văn chương như vậy. Thân phụ của anh là cụ Hồng Tiêu Nguyễn Đức Huy, một ký giả lão thành của làng báo Việt Nam mà nhà văn Nguyễn Vỹ trong tác phẩm Tuấn Chàng Trai nước Việt bày tỏ lòng tôn kính của lớp thanh niên trẻ đối với ông khi kể lại cuộc viếng thăm Quy nhơn năm 1924. Thân mẫu của anh là nhà văn Tùng Long một bậc từ mẫu đã suốt đời hy sinh cho con cái và là một hình ảnh bà mẹ Việt Nam sáng ngời trong văn học.

Nguyễn Xuân Hoàng,
Vài Nét Về Tác Giả Và Tác Phẩm

Nguyễn Mạnh Trinh

Thời đại của Nguyễn Xuân Hoàng là một thời thế đặc biệt. Ở đó, đầy những biến cố từ thuở kháng chiến chống Pháp, đến thời đệ nhất, đệ nhị Cộng Hòa, từ những cuộc di cư đến ngày di tản, từ cuộc vượt tuyến di cư vào Nam đến vượt biển tị nạn xứ người. Những biến cố ấy tạo cho cả một thời đại những nét chung mang nhưng lại là những điều riêng biệt trong ký ức mỗi người.
Ðọc sách viết về thời kỳ ấy hay viết để kể lại, cái nét chung ấy nhiều khi chuyển thành riêng biệt. Trong văn chương, lấy cái chung làm cái riêng của mình chẳng phải là dễ dàng. Nguyễn Xuân Hoàng là một tác giả mà trong tác phẩm của mình đã mang độc giả đi qua những cảm giác tiền chế của cái chung để đi vào cái riêng của mình một cách rất nghệ thuật. Chính cái nét sống động, của những mảnh đời thật, của biến cố thực, của cảm giác thực đã làm độc giả đi vào một thế giới với sự tò mò qua nhiều câu hỏi. Nguyễn Xuân Hoàng? Trần Lâm Thăng của Người Ði Trên Mây và Bụi và Rác? Là tôi trong Tự Truyện Một người Vô Tích Sự, trong Ngôi Nhà Ngói Ðỏ?
Hay là tôi của Mang Mang với thi sĩ Hoang Vu hoặc trong câu thơ “Nha Trang Hang Ðộng Tuổi Thơ”? Nhà văn? Nhà giáo? Nhà thơ ? Nhà báo? Don Juan hết thời? Người đi trên mây?…

Điên


Chân dung do Bùi Giáng tự họa, 
hiện đang được họa sĩ 
Phạm Cung lưu giữ
Song Thao

Năm 1990, nhóm Việt Thường ở Montreal có xuất bản một cuốn thơ của Bùi Giáng gồm những bài chưa được phổ biến trước đây. Hình bìa là tranh chân dung Bùi Giáng do họa sĩ Đinh Cường vẽ, mang tên “Đôi Mắt Bùi Giáng”. Nhìn vào đôi mắt như tóe lửa của chàng thi sĩ được nói tới nhiều nhất, tôi thấy rờn rợn. Tôi tìm hình chụp của Bùi Giáng và tóm được một tấm hình có đôi mắt dữ dội như trong tranh vẽ. Đôi mắt của người điên!
Nhưng Bùi Giáng có điên không? Trong bài “Thay Lời Tựa” của cuốn sách, nhóm Việt Thường có nhắc tới hai giai thoại về Bùi Giáng. Sau 1975, ông đi qua chợ vỉa hè bán phụ tùng xe đạp ở cuối đường Trương Minh Ký, nhào vào lấy một cái ghi-đông xe và bỏ đi. Bà bán hàng chạy theo la thất thanh nhờ thiên hạ bắt giùm “thằng ăn cắp”. Ông nhẩn nha quay trả lại cái ghi-đông vào chỗ cũ và từ tốn phân bua:  “Bà con coi! Mất cả nước không ai la, mất có cái ghi-đông xe mà la um sùm!”. Một giai thoại khác. Ông đang đi trên đường, thấy một phụ nữ Nga, vội chạy tới bóp vú bà này. Bà la choi chói, ông lầm bầm với người chung quanh: “Tao chỉ muốn thử xem cặp vú của nó có thể nuôi hết con dân Việt Nam không?”.
Hai hành động này có phải của người điên không? Điên chi mà khôn rứa! Hai giai thoại khác xảy ra trước năm 1975, do nhà văn Cung Tích Biền kể, lại làm chúng ta nghĩ ngợi. Vào đầu thập niên 60, Bùi Giáng dạy Việt văn tại một trường trung học ở tỉnh lỵ. Bữa giảng về Truyện Kiều, lúc nàng Kiều phải lưu lạc, ông òa khóc rồi nhảy qua cửa sổ của lớp, chạy thẳng ra bến xe, bắt xe đò về Sài Gòn. Báo hại học sinh ngồi chờ trong lớp, tưởng thầy sẽ quay lại vì sách vở, bao thuốc lá của thầy vẫn còn trên bàn. Được hỏi lý do, Bùi Giáng ngận ngùi nói: “Làm sao mà trở lại nơi em Kiều đã một lần hy sinh cho cái trò nhân gian kỳ ảo chỗ liên tồn!”.

Tuân

Song Thao

Tuân Nguyễn
Tuân Nguyễn
Mỗi khi Valentine tới, tôi thường lặng lẽời khi nhìn thấy những trái tim mang đủ sắc đỏ lung linh khắp nơi. Tình yêu lúc nào cũng có bộ mặt đỏ ké vậy sao? Cười thầm nhưng tôi lại muốn viết chút gì đó vào ngày lễ mà tất cả bàn dân thiên hạ đua nhau yêu. Năm nay cũng vậy, viết tí chút về chuyện tình cho vui, tôi nghĩ vậy và chọn vài chuyện tình để viết chơi. Chn được một vài chuyện khá hấp dẫn, tôi định viết. Nhưng tình cờ tôi vào đọc trên internet một bài viết của nhà văn Tưởng Năng Tiến viết vào năm 2010 về một người mang tên Tuân Nguyễn, tôi bỗng thấy những chuyện tình tôi đã chọn chẳng ra sao cả. Chuyện tình của Tuân Nguyễn mới…ra sao!
Tuân Nguyễn thì tôi biết, khá quen thuộc, nhưng chỉ biết bề ngoài. Bề ngoài anh chàng này thì chán chết. Anh gầy yếu đến không thể gầy yếu hơn được, cặp kính cận dày cộm uể oải rớt xuống tới chóp mũi, quần áo xốc xếch hình như anh mc cho có, dáng đi lanh chanh lúc nào cũng như vội vàng, giọng nói lắp bắp. Cái gầy của Tuân Nguyễn không phải loại gầy khơi khơi mà có tên đàng hoàng. Anh bị chứng giun móc ankylostome. Anh không phiền hà chi những con ký sinh trùng ăn bám vào anh. Anh thường khoe là bao giờ anh cũng cố gắng ăn nhiều để còn “chia phần” cho bọn ankylostome ấy, nếu không, chúng nó sẽ ăn vào thịt anh!

SONG THAO, người bạn văn, biết sớm, gặp muộn

Luân Hoán

Để chuẩn bị di cư qua Montréal Québec Canada, năm 1984, gia đình tôi rời thành phố Đà Nẵng, vào tạm trú tại nhà người chị cả tôi, ở số 22 Lê Lợi, quận 1 Sài Gòn. Trong những ngày ngồi không chờ lên đường, tôi có ba lần tình cờ gặp mặt nhà văn Song Thao.
Lần thứ nhất. Trong đám người xô bồ Hoa, Việt, lóng ngóng tại cơ quan lo việc xuất cảnh, 1B Duy Tân, không hiểu sao, tôi đặc biệt chú ý đến một người đàn ông trạc tuổi tôi. Anh gọn gàng tươm tất, so với cái lè phè của tôi, càng nổi bật vẻ lịch sự, trang nhã của anh.
Lần thứ hai. Giữa lúc chen chúc trong hành lang của một biệt thự lộng lẫy, tại góc ngã tư Tú Xương, Trần Quý Cáp, để chờ được phái đoàn Sở Di Trú Canada phỏng vấn. Tôi chợt bắt gặp lại khuôn mặt ông chững chạc lần trước. Vẫn trang phục bảnh bao, anh đến cùng vợ và bốn con. Chúng tôi nhìn nhau, lạnh lùng, không một nụ cười xã giao. Cái hồi hộp, lo sợ lạ lùng của đám người chờ được phỏng vấn hôm đó, đã tạo ra một khung cảnh nghiêm trang đặc biệt. Gia đình nào cũng tỏ vẻ trầm lặng. Có lẽ vì cái không khí này, tôi đã bỏ ý định gặp anh để tìm thêm một vài kinh nghiệm cần thiết trước khi vào gặp giới hữu trách. Sau này, tôi được biết, lúc đó anh cũng có chú ý đến gia đình tôi và chị Song Thao, loáng thoáng nghe giọng nói của tôi, đã sớm đặt cho tôi một cái tên khá ngộ : " Cái ông Đà Nẵng ". Chúng tôi ra mắt phái đoàn Canada ở hai phòng khác nhau, và lặng lẽ ra về.
Lần thứ ba. Nắm được giấy đăng ký chuyến bay trong tay, từ 1 B Duy Tân, tôi vội vã ra về thì đụng đầu Song Thao ngay cổng vào. Anh cùng đi với một người đàn ông khác. Họ chặn tôi lại, tỏ ý muốn xem mặt mũi những mẫu giấy tờ tôi vừa được cấp phát. Tôi nôn nóng chìa cho Song Thao đọc lướt qua, rồi bỏ đi liền, không chào. Và anh, hình như cũng quên cảm ơn.

Hoàng Anh Tuấn, nhà thơ nghệ sĩ

* Nguyễn Mạnh Trinh

Hoàng Anh Tuấn là một nhà thơ nổi tiếng từ thập niên 60. Nói đến nhà thơ này, là phác họa lại một chân dung văn nghệ sĩ của văn học Việt nam rất độc đáo và nhiều cá tính. Trong thi ca của ông, ngôn ngữ thơ đã làm sống lại những thời kỳ của kỷ niệm không phải riêng của ông mà còn của rất nhiều người trong chúng ta. Những nơi chốn, của không gian những thời gian nào xa xưa được nhắc đến như một phần cuộc đời của thi sĩ và trở thành những hằn dấu trong tâm thức chẳng thể nào phai. Nói đến Hoàng Anh Tuấn, là phải đề cập đến con người đa năng đa diện và tràn đầy nghệ sĩ tính. Và,  thơ của ông cùng với cuộc đời ông cũng trôi nổi theo từng thời kỳ của đất nước và cũng cùng chung những tâm tư của một thời đại rất đặc biệt Việt Nam.
Chân dung nghệ sĩ Hoàng Anh Tuấn là một chân dung đa diện. Có nhiều vóc dáng Hoàng Anh Tuấn. Nhà đạo diễn phim ảnh. Kịch tác gia. Ký giả. Công chức Quản Đốc Đài Phát Thanh Đà Lạt. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là vóc dáng của một thi sĩ. Và một người thi sĩ đặc biệt, đã sáng tác hàng mấy trăm bài thơ nhưng vào lúc cuối đời lại mới in tập thơ đầu tiên do ái nữ là nhà văn Hoàng Thu Thuyền góp nhặt sưu tầm các bài thơ đăng rải rác trên báo chí. Hình như ông coi công việc làm thơ như một trò chơi, viết xong là quên đi ngay không để ý tới nữa. Hoàng Anh Tuấn là đạo diễn phim ảnh. Ông tốt nghiệp trường điện ảnh khá nổi tiếng của Pháp ở Paris IDHEC nơi mà các đạo diễn nổi tiếng của Việt nam như Lê Mộng Hoàng, Lê Hoàng Hoa đã cùng học. Khi về Sài Gòn ông làm việc cho hãng phim Alpha của đạo diễn Thái Thúc Nha và sau này đã làm đạo diễn cho hai phim Xa Lộ Không Đèn và Ngàn Năm Mây Bay. Phim Ngàn Năm Mây Bay có cốt truyện từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Văn Quang.
Chân dung khác cũng khá lạ: Hoàng Anh Tuấn kịch tác gia. Ông là tác giả của nhiều kịch bản khá nổi tiếng và được trình diễn nhiều lần. Trong số đó có vở “Hà nội 48”,  hay “Ly nước lọc“. Ông có lối dựng vở khá độc đáo ảnh hưởng của lối viết thoại kịch Tây phương.

Cao Xuân Huy, tác giả và tác phẩm

* Nguyễn Mạnh Trính

Viết về chiến tranh, có lẽ là một đề tài lớn của không những văn học Việt Nam và cả văn học thế giới nữa. Những tác phầm như Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh của E.M. Remarques hay Chiến Tranh và Hòa Bình là những danh tác mà ở đó chiến tranh đã được nhìn ngắm với con mắt của tâm hồn vĩ đại của nhân loại. Ở chiến tranh Việt Nam, cũng có nhiều nhà văn viết về chiến tranh có chất lửa và biểu hiện được một phần tâm tư của thời đại. Cao Xuân Huy là một trong những nhà văn đã viết lên những trang sách trung thực viết về cuộc chiến mà ông tham dự. Tản mạn về chân dung và tác phẩm Cao Xuân Huy có lẽ là một đề tài thú vị, nói về một tác giả mà tôi nghĩ gần gũi với chúng ta, những người tị nạn đã trải qua một thời thế có một không hai của lịch sử Việt Nam.

Ở thời điểm cuối tháng ba năm 1975, lịch sử Việt nam bắt đầu những khúc quanh mới. Và ở không gian thời gian này tạo thành nhiều lý do để chúng ta nói chuyện về Cao Xuân Huy. Tháng Ba Gãy Súng là một cuốn hồi ký ghi chép lại những diễn biến của mặt trận Thừa Thiên Huế mà tác giả là người kể chuyện lại. Cuốn sách đã được tái bản đến mười lần và có mặt trên 58 thư viện lớn trên toàn thế giới.

Nhưng, khi tôi đọc một đoạn trên mạng Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia thì tôi lại thấy một sự kiện lạ.

Theo đó thì ông Cao Xuân Kiên nêu lên một câu hỏi ”Theo tôi, chú tôi, Cao Xuân Huy, là một nhà tư tưởng lớn và có vị trí quan trọng trong nền tảng văn hóa Việt Nam. Ông Cao Xuân Huy (nhà văn-Tháng Ba Gãy Súng) cũng là một người có tiếng hiện nay. Làm sao để có cả hai trong Wiki?

Và ông Nguyễn Hữu Dụng, người phụ trách trang định hướng của Wiki trả lời :