Trích Từ Vở Nháp: Đi Tìm Thơ Hay

Ngu Yên 

  Đã nhiều lần tôi tự hỏi: Làm thế nào để làm một bài thơ hay? Đã nhiều lần tôi bỏ cuộc, không rốt ráo tìm câu trả lời. Điều gì đã khiến tôi dừng lại nửa chừng? Có lẽ nào một đầu bếp giỏi lại không biết thế nào là món ăn ngon? Nếu một bác sĩ giải phẫu mà không biết vị trí của ruột gan tim phổi ở đâu thì số phận các bệnh nhân sẽ ra sao? Tôi làm thơ đã gần 20 năm, đọc biết bao là sách viết về thi ca, về các thi sĩ nổi tiếng trên thế giới, sao tôi lại không có một câu trả lời dứt khoát, tự tin, thế nào là thơ hay?
Đúng, Sai thuộc về Chân. Xấu, Tốt thuộc về Thiện. Dở, Hay thuộc về Mỹ. Có người thợ nề già kinh nghiệm và tài năng thiên phú. Ông đo đạc bằng mắt rất chính xác. Chỉ cần nhìn thoáng qua, ông có thể cho biết chiếc tòa lầu chọc trời kia cao bao nhiêu, căn nhà nọ rộng bao nhiêu. Vậy mà ông không thể biết lòng sâu của biển. Dở, Hay thuộc về khả năng thẩm định mỹ học. Nhưng chính cái Mỹ lại là cái không một ai biết chắc chắn. Cái đẹp mơ hồ trong không gian, di động theo thời gian, khác nhau trong mỗi người, thay đổi theo từng thế hệ. Người ta biết có gió nhưng chưa thấy gió bao giờ. Chưa thấy gió nhưng người ta biết dùng gió trong nhiều lãnh vực, kễ cả việc thoải mái như hóng gió. Một người bỏ cả đời để đi tìm cái đẹp, được gọi là nghệ sĩ. Còn người bỏ đời đi tìm gió, gọi là ai?
Dùng đẹp để đo lường giá trị của thơ ca cũng giống như dùng không khí để đo lường sức nặng. Biết là có không khí nhưng làm sao dùng không khí làm đơn vị cân đo sức nặng của một người dù vẫn biết nếu không có không khí, sức nặng kia sẽ tan thành cát bụi. Dùng đẹp để thẩm định thơ hay hoặc dở là chuyện tương đối và chủ quan. Người ta có thể lên cung trăng rồi đến Hỏa Tinh. Sẽ tìm ra trăm ngàn ngõ ngách trong vũ trụ nhưng sẽ không bao giờ tìm được phương pháp vẹn toàn để xác định giá trị của nghệ thuật.

Thời "Giải Phóng": Trả Lại Tiền

Cao Xuân Huy

Cơn thèm đàn bà bắt gã đạp xe loanh quanh trong thành phố.
Đường Hồng Thập Tự lác đác chị em ta đứng thập thò dưới các gốc cây.
“Xe qua lại nhiều quá, không được.”
Gã đảo một vòng công viên trước cổng Dinh Độc Lập. Tối. Mỗi gốc cây đều thấp thoáng bóng người. Vài tay cũng đạp xe rảo rảo giống gã.
“Được rồi.”
Gã tấp vào một gốc cây. Một ả ló ra kéo tay gã:
“Dzô sát trong đây.”
“Nhiêu?”
“Hai chục.”
“Không có đủ.”
“Dzậy có nhiêu?”

Đêm Thắp Lửa

Vũ Quỳnh Hương

Tôi muốn rơi vỡ hết những ngọn đèn trong thành phố
những ngọn đèn dửng dưng
những ngọn đèn hoan lạc
tôi muốn rơi vỡ hết những ngọn đèn trên tinh cầu giây phút này
những ngọn đèn say mê
những ngọn đèn mệt mỏi
chận đứng hết nhịp thở bồi hồi những kinh đô ánh sáng
để chỉ riêng những ngọn nến chúng tôi rực cháy
thắp lửa dậy những phương trời trước mặt
thắp lửa dậy những vùng bóng tối

Ba Bài Mưa Viễn Xứ

Nguyễn Hàn Chung


Chiều mưa Virginia

Chiều mưa viễn xứ không như hạt
mưa rớt ngày đông tuổi thiếu niên
hạt dằn dỗi hạt bay theo hạt
rớt tự mùa xưa vướng sợi mềm
Mưa sững sờ rơi chua xót mưa

Huyễn Mộng

Hoàng Chính

1

Nàng vừa giặt áo vừa đuổi muỗi. Ngọn đèn dầu hắt chiếc bóng lẻ loi lên vách lá hông nhà. Trong bóng tối, chiếc áo đen thẫm trên tay nàng.
Để mai em à. Vừa đổ nước vào thau, người đàn ông vừa nói. Ngày đầu ở quê nhà vất vả làm gì vội.
Em muốn giặt bây giờ, sáng mai mặc. Nàng nói, tay không ngừng vò.
Còn nhiều áo khác mà. Người đàn ông buông xuôi hai tay, nước trong thùng lách tách nhỏ giọt dưới chân chàng.
Nhưng em thích mầu đỏ, mầu của sự may mắn.
Có may mắn thật không. Người đàn ông thầm nghĩ. Nhưng lại nói ra một điều hoàn toàn khác. Đúng rồi, mầu của hạnh phúc.
Nàng không nói gì. Từ lúc về tới chốn này, nàng có vẻ tư lự. Điều gì đó vướng trong tâm tư. Chàng chờ nàng nói ra như mọi khi. Nhưng nàng lặng thinh.
Cho em một phút nữa thôi. Nàng nói theo thói quen. Chàng mỉm cười trong bóng tối. Nơi đây giờ giấc đâu còn là thứ phải quan tâm.

Liêm Lạc Hòa Xuân Làng Tôi

Luân Hoán
1.
hai năm liền ở nhà quê
đường làng và cả bờ đê thuộc lòng
làng nằm giữa hai dòng sông
nhiều lần tôi tắm mà không mặc quần
có cả con gái tắm chung
hai bàn tay bụm thay quần áo luôn
sông trôi chầm chậm như tuồng
giống tôi tọc mạch không buồn ngó lơ

Dủ Học Dủ Ngu

Chuyện ngắn Nguyễn Đức Lập

Nghe cái câu “Dủ học dủ ngu”, càng học càng ngu, dễ mấy ai tin được. Càng học thì phải càng khôn ra, cũng như gừng, quế, “dũ lão dũ tân”, càng già càng cay, mới phải cho chớ.
Hồi nhỏ, tôi học chữ Nho với thân phụ. Cha thì dạy nghiêm túc, nhưng thằng con thì học lơ là, lại thêm cái tánh rắn mắt, cắc cớ đã quen. Nên nhiều khi nó cố tình cắt nghĩa những câu chữ Nho học được theo ý của nó để cười chơị.
Học tới câu “Dủ học dủ ngu”, tôi đã dám ngồi xếp bằng chễm chệ, đã nói là cái tánh rắn mắc cắc cớ đã quen mà, cắt nghĩa cho thằng em tôi như vầy:
“Dủ học dủ ngu”, là “càng học càng ngu”, thành ra, trò học ít thì trò ngu ít, trò học nhiều thì trò ngu nhiều, mà trò không học thì trò không ngụ.
Thằng em gật đầu khoái trá, ai dè được mà cha tôi đứng ở sau lưng. Tôi bị 5 roi quắn đít và học 1 bài học nhớ đời : “chữ nghĩa thánh hiền không thể đem ra mà đùa giỡn được”.
Không biết ông Mai Thảo có học 1 bài học để đời như tôi vậy chăng, nhưng ông cũng nói y như vậy, chỉ có điều ông không dùng “chữ nghĩa thánh hiền”, mà ông dùng 2 chữ “văn chương”. Ông nói : “Đối với văn chương phải nghiêm túc, không đùa giỡn được”. Ông có thể lơ ngơ thất thiểu ngoài đường phố, đi bộ mà cũng bị cảnh sát công lộ phạt về tội vi phạm luật lưu thông. Ông có thể lè nhè nơi tiệc rượu khiến cho con nít giỡn mặt. Nhưng, khi viết, ông viết rất nghiêm túc, không bao giờ đùa giỡn với văn chương.

Có Một Lich Sử

 Lê Thị Huệ

Thế kỷ hổ ngươi nghìn mộ bia óng bóng
trổ trắng hầm hố người

Nơi những gã đàn ông tính toán điên cuồng
lật lịch sử nào qúa đã
ngà ngà khét rẹt mùi thuốc súng
lủng lỗ tên tuổi, quyền lực, và ham muốn
Nơi những gã đàn ông không mệt lòng
ghen tị nhan sắc không nắm bắt được

Hanoi

Song Thao

Tôi xa Hà Nội năm tôi 16 ngơ ngác như một con ngỗng đực. Hà Nội mà tôi mang theo khi rời xa chỉ là những thứ vụn vặt cùng mằng.
Năm đó tôi đang học lớp Đệ Tứ trường Dũng Lạc, ngay bên hông nhà thờ chánh tòa mà dân Hà Nội ngày đó gọi là nhà thờ Lớn. Hà Nội của tôi nằm trên con đường từ nhà ở bên hông chợ Hôm tới trường và vùng phụ cận. Dọc đường tới trường có đường tầu điện mà chúng tôi thỉnh thoảng quá giang không mất tiền. Không phải đây là loại tầu thí mà vì chúng tôi gian! Tầu có vài toa, mỗi toa có người bán vé đi dọc trong toa. Người này cầm một tấm bảng lớn hơn tập vở trên đó có cái thanh giữ những tập vé dầy cộm. Vé nhỏ bằng hai đốt ngón tay có nhiều màu trông rất vui mắt, mỗi màu là một chặng đường. Khi mua vé, người bán sẽ xé vé đưa cho người mua, cùi vé vẫn dính vào thanh ngang. Thường thì ba mẹ tôi vẫn cho tiền mua vé tầu đi học mỗi ngày nhưng ngày đó chúng tôi đã biết quý đồng tiền nên chẳng dại gì mà đưa tiền cho người bán vé. Chúng tôi đi tầu quịt bằng cách tử tế nhất là xin những chiếc vé còn giá trị cho đoạn đường kế tiếp của những hành khách xuống tầu hoặc,bặm trợn hơn, nhảy tầu đang chạy, hay truyền từ toa tầu này qua toa khác để tránh ông soát vé. Tiền đó chúng tôi làm văn hóa bằng cách đưa cho cô hàng sách để nhận một tập giấy 32 trang, khổ sách in, truyện kiếm hiệp như Long Hình Quái Khách hoặc Hỏa Thiêu Hồng Liên Tự hoặc truyện trinh thám của Phạm Cao Củng hay truyện đường rừng của Lê Văn Trương được in cóc nhẩy vài ngày một tập, mỗi tập chỉ đúng có 32 trang. Đọc vèo một cái là xong, mong chờ từng ngày để đọc tiếp. Ngày nào cũng phải tạt qua tiệm sách, chăm chú đọc tấm bảng đen viết bằng phấn trắng thông báo truyện mới ra ngày hôm đó. Tôi khá Việt văn chắc là nhờ những tập giấy 32 trang này. Đọc xong, đóng thành tập bằng cách dùng chỉ khâu lại. Tập sách này giúp chúng tôi làm thương mại bằng cách cho bạn bè thuê. Bạn bè cùng lớp toàn những thứ đứng hàng thứ ba sau quỷ và ma nên việc buôn bán này luôn bị trục trặc gây nên những cuộc cãi vã chửi bới và có khi trầm trọng hơn phải vận dụng tới chân tay. Nhiều khi chúng tôi xa rời văn chương để dùng tiền mon men tới những tấm truyện bằng hìnhtarzan hoặc zorro,chữ thì ít, hình thì nhiều nhưng có thể dùng làm đơn vị tiền tệ trong những trận đánh quay, đánh khăng hoặc bắn bi, đánh đáo.

Thư Không Người Nhận

Hoàng Khởi Phong 



 Để tặng một người Mỹ đã chết rất trẻ ở Việt Nam và địa chỉ người nhận là Thiên Đàng. Nơi đó, buồn thaykhông phải là địa chỉ sau cùng của mỗi “chúng ta”


Elbert thân,
Thật tình tôi không ngờ đã đứng trước cửa nhà anh, căn nhà thật xinh nổi bật trên thảm cỏ xanh, một hàng rào gỗ thấp lè tè bên những khóm hồng nở rộ. Một cây táo, trái xanh tròn, lớp da bên ngoài mịn màng như những trái vú sữa ở nước tôi. Sáng nay mẹ anh đến thăm tụi tôi tại nhà thờ, chỗ tụi tôi đang trú ngụ tạm chờ thuê nhà. Dạo đó giữa tháng 8-75, sau một tháng ở Guam, một tháng ở trại Indiana Town Gap, tiểu bang Penn, một tháng ở trường đại học Saint-Joseph, một ngôi trường nằm giữa hai thành phố Augusta và Portland của tiểu bang Maine.
Chúng tôi tới đây tạm trú trong hai lớp học của một nhà thờ nhỏ Winterport. Tôi dám chắc với anh đây là một trong những city nhỏ nhất nước Mỹ, với dân số xấp xỉ một ngàn người, và ngôi nhà thờ nhỏ đó dĩ nhiên không giàu so với các giáo xứ khác.

Minh Râu

Hồ Đình Nghiêm

Một nơi thiếu vắng mặt trời, nơi ấy đêm sẽ dài hơn ngày. Một nơi mưa về rả rích, lê thê và dầm dề, sinh hoạt nơi đó thường gián đoạn, co cụm và đình trệ. Thị trấn Sầu Đông là một trong những nơi như vậy.
Người ta rất khó lượng định chính xác chân đi thời gian và chính họ, quá đỗi ngờ vực khi ngó chăm vào mặt đồng hồ. Chỉ có nó mới đưa ra được một con số khả dĩ tin được trong khi ngoài trời cảnh quang vẫn ngần ấy một diện mạo, sáng không sáng tối chẳng tối. Những con gà trống có thể gáy sai về một bình minh chưa tới, trong khi gà mái lại lùa bầy con vào chuồng nằm dù hoàng hôn mãi còn xa tít tắp.
Sầu Đông có sông có đồi có chùa chiền miếu mạo có lắm cây cao bóng cả bao che, những nguyên cớ tác động vào tâm tình con người, dẫu không nhiều. Dù bảo rằng lý lẽ ấy sai trật thì cũng nên khách quan để chứng nhận, người dân sống trong thị trấn Sầu Đông có vẻ đa sầu đa cảm, hiền lành, hơi khép nép, không mấy ưa chuyện tranh chấp cự cãi gây sự. Họ thích màu nâu màu xám màu hoàng thổ, những hợp sắc mà ta thường nhìn nhận chúng luôn có mặt ở nơi xông đầy khói nhang để khi bước vào lòng nghe ít nhiều sự thành kính dẫn đường. Người ở Sầu Đông ưa tổ chức những buổi cúng giỗ ở ngoài trời cho các oan hồn. Thỉnh thoảng họ ra chợ mua cá về chỉ để tìm sông hồ mà phóng sinh. Họ tin, song hành với đời sống này luôn có một cảnh giới khác cộng hưởng, trong khuất mặt. Ăn hiền ở lành, khù khờ ông trời độ có thể là châm ngôn họ cố bảo tồn. Bao triều đại đã thay bao hưng phế hiện hình bao dâu bể khuynh đảo khiến tâm tính còn người tuồng sứt mẻ chợt vẹt ít nhiều. Nam phụ lão ấu luôn nhắc chuyện cũ với bao tưởng tiếc trào dâng, người nặng lòng với Sầu Đông thì luận chuyện mà chất duy tâm lai láng phủ đầy: Trước, đêm ngủ chúng tôi vẫn để cửa mở tuyệt chẳng mất một cọng rác. Trước, mùa đông có dầm dề thì đó vốn là quy luật của mùa màng đất trời tuần hoàn xúi vậy, nay thời tiết như biết khóc giùm cho con dân thấp phận bé mồm. Sầu Đông được bọn thực dân Pháp trồng cho một rừng cây thuộc dạng cao niên hiếm quý ven đô nhằm bảo hoà môi sinh và ngăn ngừa nạn bão lụt, nay cường quyền thiếu vốn học thức đã vì đồng tiền mà đốn hạ chúng đi. Nếu trời đất chẳng sầu thảm như này, cái mới là chuyện lạ!

Cho Người Tình Lỡ Vận

Nguyễn Mạnh Trinh

Mười bốn năm mảnh đời xiêu tán
gọi ta thiên cổ cũng vô cùng
qua sông bến nước còn chạng vạng
dơi bay tâm động sợi đàn rung
Thành phố cũ còn ai đưa đón
ngựa xe đánh thức nỗi niềm riêng
góc vườn xưa thuở còn bé mọn
sầu ta cỏ áy cuộc tìm quên