Vùng Thanh Thoát

Luân Hoán

một bữa nọ tình cờ tinh nghịch đặt
bàn tay che vừa kín cửa thiên đường
thân phát sốt theo động tiên vun mãi
trời không mưa mà tay ngấm mật hương

sự mầu nhiệm vẫn từng giây biến hoá
từ u mê bỗng linh hoạt khác thường
rồi từ đó mỗi ngày tôi mỗi đặt
bàn tay lên cõi sống văn chương

nhận rất rõ mình trưởng thành từng phút
qua khe hoa mướt ngọt tình sương
đời ghen tức lắm lần ngăn tay đặt
nên đôi khi tâm thức thiếu bình thường

Thơ hay, thơ dở,
cái hay của thơ dở và cái dở của thơ hay

Nguyễn Hưng Quốc

Trước hết, xin nói ngay, nhan đề bài viết này không được đặt ra với dụng ý khiêu khích. Cảm giác khiêu khích, nếu có, chủ yếu xuất phát từ ấn tượng nghịch lý giữa hai chữ “hay” và “dở”. Tuy nhiên, đó không phải là một nghịch lý. Theo tôi, cái hay trong thơ dở cũng như cái dở trong thơ hay là những hiện tượng phổ biến trong cả không gian lẫn thời gian. Ở đâu và thời nào cũng có. Chỉ khác ở mức độ. Có thể nói một cách vắn tắt và khái quát thế này: Bất cứ một bài thơ hay một khuynh hướng thơ nào chúng ta xem là hay hiện nay cũng từng có lúc bị xem là dở; và ngược lại, bất cứ một khuynh hướng thơ nào từng có lúc được xem là hay, đến một lúc nào đó, chỉ sản xuất ra toàn thơ dở.
Cứ nhìn vào lịch sử thơ Việt Nam, chúng ta cũng có thể thấy ngay điều đó.

Về Già

Ngu Yên


Về già
Không những giai nhân tránh xa
Văn chương cũng xa lánh
Lãng mạn khó khăn theo trời trở
Yêu đương thích, không ham
Thơ nặng củ sầu chằng chịt rễ
Không hoa chỉ tua tủa gai đời
Ý tứ thường xuyên giáp mặt chết

Chin Chin Kobakama


Bắc Phong 

Cổ Tích Nhật Bản
Bắc Phong dịch từ bản tiếng Anh Chin Chin Kobakama do Lafcadio Hearn (1850-1904) chuyển ngữ.

Người Nhật thường phủ sàn nhà bằng các tấm thảm rất đẹp, dầy và mềm được dệt bằng những sợi rơm khô. Họ xếp các tấm thảm vừa khít với nhau đến nỗi người ta chỉ có thể nhét vào khe một lá dao mỏng. Các tấm thảm được người Nhật giữ sạch và thay mỗi năm. Họ không bao giờ đi giầy trong nhà và không dùng ghế như người Anh. Họ ngồi, ăn, ngủ và đôi khi viết trên sàn. Vì vậy các tấm thảm phải được giữ thật sạch. Trẻ con Nhật được dạy dỗ, ngay từ khi biết nói, là không được làm rách hay bôi bẩn các tấm thảm.

Bài Ca Cũ Đã Năm Nào

Phan Ni Tấn

nửa đêm khuya khoắc trời mưa bất cẩn
tạt trúng hồn anh những giọt xanh xao
núp gió anh ngồi lọt trong thơ thẩn
nói lại bài ca cũ đã năm nào

nói chơi cho vui giữa dòng xao động
có anh ngồi ngoài đất nước hoài mong
kể nghe từ buồn đi ra trào lộng
thây kệ nỗi đời sắc sắc không không

Chén Rượu Mừng Xuân

Nguyễn Đức Lập

Chén rượu xoàng đây ta mời ngươi
Cháy gan cháy ruột ngửa nghiêng cười
Người đời xanh mắt thời tao loạn
Tìm kiếm chi cho chán mớ đời?

Hiền sĩ ngày xưa ngồi góc núi
Pha trà nước suối, ngâm thơ chơi
Hay say giữa chợ lan man khóc
Sụ nghiệp không đầy bát rượu vơi.

Thơ Trong Ký Ức

Nguyễn Mạnh Trinh


Ta lều cỏ thẩn thơ trang sách
nghĩa lý gì nắng giọt ngoài hiên
tâm sự như loài hoa hóa thạch
hốc núi nào đỏ máu nỗi riêng
Suy ngẫm được mấy điều to lớn
nằm gác chân đếm mỏi tháng ngày
nếu mộng mơ cứ hoài chưa trọn
thì giọt mưa làm nhớ heo may

Nẻo Quyên Ca

Chuyên ngắn Vũ Quỳnh Hương
 
Ðã từ lâu, tôi tự coi như mình không còn trẻ nữa. Ðó không phải là một cách ràng buộc mình, một cách chống chỏi với những lúc buồn phiền, hay một cách gìn giữ lòng trung trinh. Tôi chỉ giản dị tự cảm thấy mình không còn trẻ nữa.
Nói một cách khác, tôi chỉ còn đủ trẻ để tiếp tục chờ đợi Khắc chứ không còn đủ trẻ để khởi đầu một đời sống khác. Bằng cách suy nghĩ đó, tôi thôi không tự hỏi liệu nếu năm mười năm nữa tôi vẫn không gặp lại Khắc thì còn chi là cuộc đời tôi.
Có những lúc bắt gặp tôi trong cơn ủ rũ, Ý Nhi đã quanh quẩn bên tôi với vẻ bứt rứt đầy trắc ẩn. Càng về những năm sau này, những cơn ủ rũ như vậy càng thưa thớt đi nhiều, nhưng vẫn đủ để Ý Nhi bắt gặp được. Có lần, nó nói đại khái là tôi cũng cần phải sống đời của tôi, là tôi không được công bằng với chính tôi.
Ý Nhi nói tiếng Việt, nhưng tôi nghe ra trong câu nói của nó cái ngôn ngữ của một người Mỹ. Con gái tôi nói chuyện với tôi bằng thứ tiếng của người bản xứ, như nói với một người bạn gái duyên phận long đong. Tôi há miệng toan trả lời nhưng chợt nhận ra cái vẻ bè bạn đó, tôi ngừng lại, im lặng quan sát Ý Nhi.

Nụ Thơ Hàng Xóm

 Luân Hoán

khi đứng rửa chén một mình
thỉnh thoảng vô cớ thình lình liếc nghiêng
bộ bàn ghế đặt ngoài hiên
thoáng như có bóng ai yên vị ngồi

định thần nghiêng cổ trông vời
chỉ là cơn gió khẻ rời ghế không
giật mình tưởng tượng viễn vông
một con ma nữ môi hồng lén thăm

Sông Không Bến

Chuyện ngắn Lê Thị Huệ

Trong lúc lăng xăng theo làm việc ở các phòng triển lãm của Ed Nuestra ở vùng Bay thì tôi gặp nàng Huệ Lâm của tôi.
Chiến tranh Việt Nam vừa chấm dứt. Lúc ấy phong trào cứu trợ người tị nạn Đông Dương nổi mốt thời trang từ Nhật sang Âu đến Mỹ. Cuộc chiến Việt Nam là cuộc chiến đầu tiên được trình chiếu tanh banh trên màn ảnh truyền hình trong mọi gia đình khắp hoàn cầu. Sự phổ thông của chiến tranh trên màn ảnh nhỏ này đã mang lại một hậu qủa là khi người Mỹ rời Việt Nam để cho cọng sản nhuộm chất độc đỏ toàn cõi Việt Nam. Thì thế giới biết có một làn sóng người Việt Lào Cam Bốt đã tha nhau chạy tán loạn khắp các vùng Đông Nam Á để lánh nạn cọng sản.
Một kẻ rành rẽ về thời cuộc Việt Nam thời bấy giờ, Ed đã xông xáo đi săn hình đẹp ở các trại tỵ nạn Á Châu. Ed là một phóng viên báo chí người El Salvado làm phóng viên cho một hãng thông tấn quốc tế. Anh đã từng có mặt ở Sài Gòn và xứ Nàng Pênh để thực tập nghề nghiệp trong thời gian chiến tranh Việt Nam đang cao độ thảm sầu. Thời gian gần đây anh vác máy quay trở lại Đông Nam Á vào các trại tỵ nạn kiếm thêm những bức hình khổ nạn của cái đuôi chiến tranh Việt Nam cho trọn bộ sưu tầm ống kính đẹp.

Đêm Giao Thừa Xa Nhà

Võ Kỳ Điền 

Căn nhà chật chội ồn ào rộn rịp, hôm nay bỗng dưng lặng im rộng thinh thinh như cái chùa. Vợ chồng anh tư Trần Hưng Đạo đã về Sài Gòn hồi sáng. Thằng Dân "gì đó" cũng vậy. Đám chị Điệp, Mai, Lan cũng bồng bế, dắt díu nhau lén về Bình Dương ăn Tết. Tụi thằng Tô Tỷ, A Son với Xám Mã Chải thì về Vĩnh Châu với má nó. Còn lại ở Bạc Liêu chỉ có vợ chồng tôi với thằng Bi. Tết Kỷ Mùi sắp đến hồi nào không hay không biết. Trong đầu bây giờ chỉ có một ý nghĩ duy nhứt. Chừng nào có lịnh cho đi. Nhiều buổi tôi ngồi hằng giờ trong quán cơm ở bờ sông nhìn chiếc... BL 1648 im lìm, lặng câm, dật dờ. Chỉ cần mở đỏi, kéo neo, nổ máy quay mũi hướng ra biển lớn, phăng phăng lướt sóng là mọi chuyện êm đẹp biết bao nhiêu. Vậy mà không được. Chờ hoài, chờ hoài. Đã gần một tháng nay tôi mỏi mòn héo hắt bơ ngơ báo ngáo như người bịnh nặng. Nhiều khi ngồi chán, buồn chưn tôi đi loanh quanh dọc bờ sông nhìn dòng nước chảy. Nước thì chảy cuồn cuộn mà ghe thì vẫn không chịu trôi. Ngày mai nầy, tôi đã ba mươi tám, tuổi nửa đời người, buổi sáng đứng chải đầu trước kiếng thấy có vài sợi tóc bạc màu, giựt mình nhớ câu "Thệ giả như tư..." Chiếc ghe vẫn nằm ỳ trên bến như dề lục bình hoa tím lá xanh mắc kẹt cột cầu tàu mục nát, trên đó có con vịt đứng co một chưn, miệng kêu cạp cạp xa vắng mỏi mòn. Tôi cũng y như con vịt, lẻ loi, ngơ ngác. Nhứt là buổi chiều nay, chiều ba mươi Tết, không cửa không nhà, không bàn thờ tổ tiên hương khói, không cha mẹ anh em, bơ vơ nơi đất lạ. Cũng may là còn có vợ con. Trời đã sẩm tối, tôi và Duyên đi một vòng chợ Bạc Liêu để coi thiên hạ chuẩn bị đón xuân sang. Đường xá Bạc Liêu nhỏ hẹp ẩm thấp bùn sình. Cơ quan thủy lợi của tỉnh đắp đê, đắp đập thế nào không biết mà chỗ nào cũng ngập lụt lầy lội. Đèn đường không đủ sáng, tù mù bóng đen nhòe nhoẹt. Hai vợ chồng ẵm thằng Bi đi lơn tơn dọc theo đường Độc Lập rồi lần ra Trương Vĩnh Ký. Đêm giao thừa, chợ Bạc Liêu dọn dẹp sạch trơn. Các gian hàng đóng im ỉm, khóa kín vắng tanh trái ngược với cảnh ồn ào rộn rịp hằng ngày. Hai bên đường phố nhà nào nhà nấy sửa soạn quang đãng, cửa mở hé. Nhìn vô trong thấy đèn nến sáng trưng ấm áp. Thỉnh thoảng có từng tràng pháo nổ. Không khí như ấm lại. Trên đường đã có nhiều đứa con nít súng sính trong các bộ đồ mới xanh xanh, đỏ đỏ chạy giỡn tung tăng. Lẫn trong đó có nhiều chị bạn hàng trễ muộn gồng gánh kĩu kịt, tất tả quay về.

Em Tôi

Nguyễn Mạnh Trinh 

Tôi. Em. Âm bản nhạt nhòa
Tóc sợi một lẻ trăng tà kề đôi.
Tháng chạp. Bầm đỏ nụ môi
Máu dòng khô nỏ góc trời khuất oan
Ký ức. Thẳm. Ðáy vô can
Thơ. Vai lửa phỏng ngữ ngôn riêng dành
Hốc sọ não gọi mong manh