Buổi Người

Phan Ni Tấn

Cái năm tôi đi ngược Dọc Đường Số 1 (*)
Những trận mưa làm đất mốc lên buồn
Có tiếng súng lùng bùng trong họng súng
Có biến kinh chóp chép miệng người luôn

Dấu Binh Lửa (*) làm non sông xạm mặt
Mũi lưỡi lê hộc máu chảy tanh nồng
Người ngả xuống trên đèo cao dốc thẳm
Thiếu phụ cười giọt lệ nuốt vào trong

Chờ In Chin, Sắc


Hồ Đình Nghiêm

Ông nội em tuy con nhà võ nhưng không biết món Cửu Chỉ Thần Công. Bà nội em cho hay: Sở dĩ đếm lui đếm tới trên hai bàn tay của ông chỉ có chín ngón là tại vì thời trai trẻ ông mắc phải lỗi lầm với đại ca, tự cắt rời ngón út gói vuông vắn trong khăn trắng để thế một lá thư ăn năn, xin tha thứ, xin xoá bỏ giùm những vụng dại nhỡ mang.
Họ ngồi trong một quán ăn. Họ tính đi lên chùa nhờ vị sư già thông hiểu thuật tử vi tướng số định giúp cho họ ngày lành tháng tốt để an tâm in thiệp cưới tựu thành cơn mộng uyên ương liền cánh. Chỉ ngốn mới một phần ba đoạn đường thì trời đổ mưa, thứ mưa giông tuỳ tiện rơi mà chẳng cần đưa biểu hiện nhằm thông báo trước. Mây đen vụt qua, thoáng chốc trên cao biết bao thùng nước đồng loạt dội xuống, thịnh nộ, hung hãn, vuốt mặt không kịp.
Họ tạt vào quán vắng trú mưa. Mái tồn thấp nghe vũ lượng rầm rộ trong khi giữa trủng ngực người con gái, sự ướt át phập phồng từ tốn bốc hơi, khô dần sứa vải ép sát thịt da. Khi đợi thức ăn mang ra, người con gái có kể qua một chút gia phả giòng họ mình cho tình nhân nghe. Dù gì thì cô được sinh đẻ và lớn lên ở Quy Nhơn, vùng đất mà người tình cô thắc mắc: Chả rõ con gái bây chừ có còn biết “cầm đao nhảy ngựa múa roi đi quyền”?

Già Thi Sĩ

Ngu Yên

Muốn làm Thượng Đế
Phải giết Thượng Đế
Ta đang già
Chưa giết nổi thi sĩ
Nói chi chuyện đất trời
Ngồi giữa thế giới vẫn mình héo hon
Thân thế làm sao nông nỗi thế này
Thấy con ngủ say lòng hối hận
Mai nó một đời nghiệp dĩ vô lý
Ghét trời chăng?
Trời biết gì lý luận

Con Chuột Nhắt Tật Nguyền

Hoàng Chính

“Chú mua cây quạt đi chú; mua dùm con...”
Tôi trở về. Hai mươi năm sau tôi mới trở về. Chợ Bến Thành, thời trẻ chưa lần nào ghé qua. Lẩn thẩn thế nào mà lại lạc vào đây. Chắc tại nắng gắt, đôi giầy mòn gót đưa tôi trốn vào đây chăng. Ngoài kia trời trong nhưng oi. Và nắng bong da. Trong này, những chiếc quạt vắt vẻo trên trần ném chút gió ong óng vào khoảng hành lang hẹp.
“Trời nóng, chú mua dùm con cây quạt đi chú.”
Tôi cúi xuống. Một con bé loắt choắt bám lấy chân. Bàn tay chỉ còn ngón cái xùi lên như cái dùi trống, bốn ngón kia dính vào nhau chằng chịt những xớ thịt xám ngắt. Hai cái dùi trống kẹp chắc một chiếc quạt nan. Thấy tôi để ý tới, hai con mắt hạt nhãn lấp lánh những tia vui. Hai cái dùi trống cử động, chiếc quạt mở ra. Hình gì thế này. Tôi không dám nhìn vào đôi hạt nhãn long lanh. Tôi chăm chú vào tranh vẽ trên nền quạt giấy. Con bé mở rồi xếp những nan quạt một cách thiện nghệ như đang làm ảo thuật. Hình gì thế nhỉ. Những nan quạt khép mở. Hình ảnh nhập nhòe. Chùa Một Cột. Đúng là Chùa Một Cột. Vua nào đó nhà họ Lý năm xưa đã có công xây lên ngôi chùa cho hậu thế có cảnh mà vẽ vào những tranh sơn mài, lên những tà áo, vào những chiếc quạt giấy bán rong trên đường phố.

Vùng Thanh Thoát

Luân Hoán

một bữa nọ tình cờ tinh nghịch đặt
bàn tay che vừa kín cửa thiên đường
thân phát sốt theo động tiên vun mãi
trời không mưa mà tay ngấm mật hương

sự mầu nhiệm vẫn từng giây biến hoá
từ u mê bỗng linh hoạt khác thường
rồi từ đó mỗi ngày tôi mỗi đặt
bàn tay lên cõi sống văn chương

nhận rất rõ mình trưởng thành từng phút
qua khe hoa mướt ngọt tình sương
đời ghen tức lắm lần ngăn tay đặt
nên đôi khi tâm thức thiếu bình thường

Thơ hay, thơ dở,
cái hay của thơ dở và cái dở của thơ hay

Nguyễn Hưng Quốc

Trước hết, xin nói ngay, nhan đề bài viết này không được đặt ra với dụng ý khiêu khích. Cảm giác khiêu khích, nếu có, chủ yếu xuất phát từ ấn tượng nghịch lý giữa hai chữ “hay” và “dở”. Tuy nhiên, đó không phải là một nghịch lý. Theo tôi, cái hay trong thơ dở cũng như cái dở trong thơ hay là những hiện tượng phổ biến trong cả không gian lẫn thời gian. Ở đâu và thời nào cũng có. Chỉ khác ở mức độ. Có thể nói một cách vắn tắt và khái quát thế này: Bất cứ một bài thơ hay một khuynh hướng thơ nào chúng ta xem là hay hiện nay cũng từng có lúc bị xem là dở; và ngược lại, bất cứ một khuynh hướng thơ nào từng có lúc được xem là hay, đến một lúc nào đó, chỉ sản xuất ra toàn thơ dở.
Cứ nhìn vào lịch sử thơ Việt Nam, chúng ta cũng có thể thấy ngay điều đó.

Về Già

Ngu Yên


Về già
Không những giai nhân tránh xa
Văn chương cũng xa lánh
Lãng mạn khó khăn theo trời trở
Yêu đương thích, không ham
Thơ nặng củ sầu chằng chịt rễ
Không hoa chỉ tua tủa gai đời
Ý tứ thường xuyên giáp mặt chết

Chin Chin Kobakama


Bắc Phong 

Cổ Tích Nhật Bản
Bắc Phong dịch từ bản tiếng Anh Chin Chin Kobakama do Lafcadio Hearn (1850-1904) chuyển ngữ.

Người Nhật thường phủ sàn nhà bằng các tấm thảm rất đẹp, dầy và mềm được dệt bằng những sợi rơm khô. Họ xếp các tấm thảm vừa khít với nhau đến nỗi người ta chỉ có thể nhét vào khe một lá dao mỏng. Các tấm thảm được người Nhật giữ sạch và thay mỗi năm. Họ không bao giờ đi giầy trong nhà và không dùng ghế như người Anh. Họ ngồi, ăn, ngủ và đôi khi viết trên sàn. Vì vậy các tấm thảm phải được giữ thật sạch. Trẻ con Nhật được dạy dỗ, ngay từ khi biết nói, là không được làm rách hay bôi bẩn các tấm thảm.

Bài Ca Cũ Đã Năm Nào

Phan Ni Tấn

nửa đêm khuya khoắc trời mưa bất cẩn
tạt trúng hồn anh những giọt xanh xao
núp gió anh ngồi lọt trong thơ thẩn
nói lại bài ca cũ đã năm nào

nói chơi cho vui giữa dòng xao động
có anh ngồi ngoài đất nước hoài mong
kể nghe từ buồn đi ra trào lộng
thây kệ nỗi đời sắc sắc không không

Chén Rượu Mừng Xuân

Nguyễn Đức Lập

Chén rượu xoàng đây ta mời ngươi
Cháy gan cháy ruột ngửa nghiêng cười
Người đời xanh mắt thời tao loạn
Tìm kiếm chi cho chán mớ đời?

Hiền sĩ ngày xưa ngồi góc núi
Pha trà nước suối, ngâm thơ chơi
Hay say giữa chợ lan man khóc
Sụ nghiệp không đầy bát rượu vơi.

Thơ Trong Ký Ức

Nguyễn Mạnh Trinh


Ta lều cỏ thẩn thơ trang sách
nghĩa lý gì nắng giọt ngoài hiên
tâm sự như loài hoa hóa thạch
hốc núi nào đỏ máu nỗi riêng
Suy ngẫm được mấy điều to lớn
nằm gác chân đếm mỏi tháng ngày
nếu mộng mơ cứ hoài chưa trọn
thì giọt mưa làm nhớ heo may

Nẻo Quyên Ca

Chuyên ngắn Vũ Quỳnh Hương
 
Ðã từ lâu, tôi tự coi như mình không còn trẻ nữa. Ðó không phải là một cách ràng buộc mình, một cách chống chỏi với những lúc buồn phiền, hay một cách gìn giữ lòng trung trinh. Tôi chỉ giản dị tự cảm thấy mình không còn trẻ nữa.
Nói một cách khác, tôi chỉ còn đủ trẻ để tiếp tục chờ đợi Khắc chứ không còn đủ trẻ để khởi đầu một đời sống khác. Bằng cách suy nghĩ đó, tôi thôi không tự hỏi liệu nếu năm mười năm nữa tôi vẫn không gặp lại Khắc thì còn chi là cuộc đời tôi.
Có những lúc bắt gặp tôi trong cơn ủ rũ, Ý Nhi đã quanh quẩn bên tôi với vẻ bứt rứt đầy trắc ẩn. Càng về những năm sau này, những cơn ủ rũ như vậy càng thưa thớt đi nhiều, nhưng vẫn đủ để Ý Nhi bắt gặp được. Có lần, nó nói đại khái là tôi cũng cần phải sống đời của tôi, là tôi không được công bằng với chính tôi.
Ý Nhi nói tiếng Việt, nhưng tôi nghe ra trong câu nói của nó cái ngôn ngữ của một người Mỹ. Con gái tôi nói chuyện với tôi bằng thứ tiếng của người bản xứ, như nói với một người bạn gái duyên phận long đong. Tôi há miệng toan trả lời nhưng chợt nhận ra cái vẻ bè bạn đó, tôi ngừng lại, im lặng quan sát Ý Nhi.