Cùng vào cõi thơ với Ngu Yên:
“Ý Thức Sáng Tác Thơ”

Trần Doãn Nho.

Ngu Yên làm việc không biết mệt mỏi, vừa sáng tác vừa nghiên cứu về sáng tác.
Về nghiên cứu, sau Ý Thức Về Dịch Thuật (578 trang), Ý Thức Sáng Tác Truyện Ngắn bộ 1 (86 trang) và bộ 2 (824 trang), anh vừa cho ra đời một tác phẩm mới, Ý Thức Sáng Tác Thơ, dày dặn không thua gì những tập trước, 600 trang. Đây là một tác phẩm đa dạng: vừa biên khảo, nhận định, lý luận, vừa phân tích, sáng tác, dịch thuật, và lại vừa thử nghiệm về thơ; và đa dụng: giúp độc giả tìm hiểu thêm về thơ, về cách làm thơ, cách thưởng thức thơ và có thể cả …bối rối với (quá nhiều) cách làm thơ và những bài thơ mà anh giới thiệu.
Theo tôi, tập sách vừa công phu lại vừa là một nỗ lực rất lớn của anh: cố gắng đơn giản hóa và cụ thể hóa những vấn đề trừu tượng bằng một lối viết khá trong sáng, rõ ràng, kèm theo dẫn chứng và ví dụ, để độc giả thuộc nhiều trình độ khác nhau có thể nắm bắt nội dung. Mặt khác, nó lý thuyết mà không hoàn toàn là lý thuyết; nó thực hành dù chẳng phải dễ thực hành. Nhưng chắc chắn nó cung cấp cho người đọc rất nhiều điều. Trước hết là kiến thức nhiều mặt: thi ca, triết lý, ngôn ngữ…Sau là kích thích sáng tác và kích thích đọc thơ. Trong lời đề từ, anh nhấn mạnh: cuốn sách không tìm cách trả lời cho cả người sáng tác lẫn người thưởng ngoạn về cách làm thơ cho có giá trị và cách nhận biết một bài thơ hay. Theo anh, “Cuốn sách này thành hình với mục đích minh bạch với bản thân về sáng tác thơ và những hệ lụy của nó.” Vì sao? Vì “Tôi làm thơ với cảm giác của người mặc cảm,” do đó, cách duy nhất thoát khỏi mơ hồ và mặc cảm, theo ông, là cứ “viết xuống.” Để tránh mọi sự hiểu lầm, anh còn cẩn thận nói rõ, “Nếu bạn nghĩ rằng tôi đang hướng dẫn các người khác làm thơ, đây là một suy nghĩ lầm lẫn. Tôi chỉ có ý định kể lại những tư duy và thử nghiệm trong hành trình tìm hiểu nghệ thuật sáng tác thơ.”
Trong phần I, Sáng Tạo Bằng Trải Nghiệm, trước hết, Ngu Yên đề cập đến bản tính và bản sắc của thơ. Nó cung cấp cho tôi, một kẻ làm thơ tơ-lơ-mơ, khá nhiều khái niệm thú vị. Chẳng hạn, Ngu Yên phân biệt giữa “làm mới thơ” và “làm thơ mới”. “Làm mới thơ” là sáng tác hoàn toàn mới từ hình thức đến nội dung, từ cấu trúc đến cách diễn đạt trong lúc “làm thơ mới” là sáng tác theo thi pháp mới. Từ đó, anh cho rằng “làm thơ cũ” khác với và “làm cũ thơ”. Nếu “làm thơ cũ” là sáng tác theo kiểu cũ thì “làm cũ thơ” là cố sáng tác theo kiểu mới nhưng không thành công vì thiếu cẩn thận và thiếu học thuật. Chẳng hạn, anh cho rằng “Nghệ thuật thơ là một sinh vật.” Sinh vật đó “tự sinh, tự phát, tự lập”; nó “không thể nhốt trong chuồng” và “sản xuất ra nhiều con cái.” Và con cái lớn khôn theo “thực phẩm thơ” mà nhà thơ đã cung cấp và nuôi dưỡng.”

Những Chiếc Ghe Lạ

Võ Kỳ Điền

Từ khu dựng lều của người Việt nhìn về cuối đảo là một vách đá xám đen sừng sững chắn bít chơn trời, nhô hẳn ra biển xanh. Những khối đá đồ sộ to cao hàng mười, mười lăm thước nằm ngang nằm dọc gồng mình ra đón những đợt sóng hung bạo từ ngoài khơi xa xăm đập thẳng vào nghe ầm ầm, ầm ầm suốt ngày đêm. Những con hàu già cỗi rong rêu xanh xám bám dầy dưới chưn đá từng lớp lớp. Đá xanh đen thi gan cùng biển cả nằm lỳ ra đó cả triệu triệu năm. Bên kia vách đá là làng đánh cá của ngư phủ Mã Lai. Mỗi sáng từng đoàn ghe thức dậy một lượt với mặt trời, nổ máy dòn dã xình xịch ra khơi. Ghe đánh cá Mã tương đối nhỏ nhưng hai bên hông to bè ra, khác với ghe Việt thon mà dài. Mới ngó là phân biệt được liền. Ghe mình giống một cô gái ốm cao và chưa chồng. Ghe Mã là một bà bầu lùn thấp được trang điểm sặc sỡ từ đầu đến chưn. Chiếc nào cũng còn mới được sơn phết đủ thứ màu, hầu như không thấy dấu vết đen đúa cũ kỹ hư mục. Những tảng màu xanh đỏ vàng trắng được sơn xen kẽ nhau lằn nhỏ lằn to vòng quanh thân ghe, tạo được cái vẻ xinh tươi đẹp đẽ. Những ngư dân đánh cá ở mặt trước đảo, họ dùng lưới nhỏ và ít người bạn phụ việc vì có lẽ nơi đây còn quá gần bờ. Những ghe lớn có dàn lưới to hơn chắc ở tận ngoài khơi. Ngoài mấy ghe đánh cá còn có những chiếc chuyên chở hàng óa, những loại trái cây thổ sản giống y bên mình. Những ghe chở dừa, chuối, thơm, mía... được chất khẩm đầy khoang, ghe lướt êm đè sóng mà đi từng đoàn bốn năm chiếc. Buổi chiều mặt trời mỏi mệt vừa nghiêng xuống gần mặt nước thì những đoàn ghe đánh cá xình xịch trở về đi ngủ. Trên ghe thấp thoáng người dân Mã quấn khăn trên đầu mặc xà rông thong dong ngắm trời mây. Đời sống họ trông có vẻ an nhàn sung túc. Nhìn vẻ thoải mái của họ mà tôi sướng lây. Cả ngày không việc gì làm tôi bồng con nhỏ sáng sáng chiều chiều đón ghe đánh cá đi, về để cho qua thì giờ khắc khoải chờ đợi. Mãi cho đến một buổi chiều khoảng bốn, năm giờ, ánh nắng còn chói gay gắt trên mặt biển, từ thiệt xa có một chiếc thuyền Mã chạy thẳng ngay vô đảo. Tôi mắt kém nên không để ý làm chi. Mỗi ngày có hàng hai ba chục chiếc đi ngang qua đảo là thường. Ngoài ra có chiếc của tụi lính liên lạc với đất liền hàng ngày, đó là không kể những chiếc tàu sắt đồ sộ thường ghé đậu cặp cầu tàu. Chiếc thuyền nhỏ như cái tô lần lần lớn như con bò mộng... rồi bằng cái xe hơi. Tôi cũng thấy gì khác hết. Anh Tư Trần Hưng Đạo nhìn thấy là lạ rồi đi sấn ra bờ cát. Bỗng dưng anh la lớn:
-- Thuyền tiếp tế, bà con ơi!

Vợ Chồng

Nguyễn Hàn Chung


Gái nói em hay khờ dại
Trai bảo anh mới dại khờ
Em nguýt dài anh một cái
Anh bèn ông ổng đọc thơ
Mấy chục năm rời gồng gánh
Họ quên nhắc lời ban đầu
Hai người có người khờ dại
Thế nào cũng có người đau
Cuối chiều hỏi ai khờ dại
Hai người không ai nói đâu!

Nguyễn  Hàn  Chung

Chân Mang Giầy Số 6

Song Thao

Hạo nằm ngửa trên cát hai tay vòng làm gối dưới đầu. Cát nhuyễn và nóng. Lưng anh ấm áp dễ chịu. Ánh nắng sỗ sàng tràn vào mắt anh. Ngực và hai chân anh râm ran như có cả một đàn kiến đang tới lui nhộn nhịp. Anh chong mắt nhìn lên. Bàu trời sà xuống thấp. Mây xanh mây trắng trộn lẫn nhau như có ai cắc cớ đổ tràn lan từng vạt sữa chua để lâu ngày. Anh thả hồn lơ lửng trên những tầng mây rắc nắng óng ánh xà cừ. Giữa khoảng không gian bao la bàu trời có vẻ thân mật gần gũi. Gần đến nỗi khuôn mặt Thùy được cài vào mây nằm gọn gàng trước mắt anh. Anh nhắm mắt muốn xua đi hình bóng đang muốn quên. Ánh nắng được lọc qua mí mắt trải ra một màu đỏ chói chang. Vòng môi Thùy nhếch thành một nụ cười thách thức như trêu chọc anh. Anh kéo chiếc khăn lông, quay người nằm úp mặt trốn chạy. Thùy vẫn tinh quái nằm trong mắt anh. Hạo tự nhủ lòng. Thùy đã là quá khứ. Bỏ vào hộp cất kỹ đi. Nhưng Thùy chẳng chịu nằm yên trong hộp. Từng lúc Thùy vẫn cứ lơ lửng lượn lờ trong anh. Xếp một mối tình như dìm một chiếc phao xuống nước. Cách gì nó cũng trồi lên được.
Tiếng con gái ồn ào cười nói bên cạnh anh. Mặt Hạo chôn chặt trong chiếc khăn tắm nhưng hai tai anh như muốn vểnh lên hết cỡ. Anh chăm chú phân biệt từng giọng nói.Cũng chẳng dễ dàng gì. Giọng nào cũng lanh chanh nhảy nhổm lên nhau lẫn lộn. Những tiếng chửi thề gối đầu nhau phát ra dẻo quẹo. Chắc toàn những chiếc miệng chửi nhau có bằng cả. Hạo nghe léo nhéo một hồi rồi mặt cát bên cạnh anh rung động những bước chân chạy thình thịch. Anh mơ màng trong cái êm ả vừa được trả lại. Cả thân người anh được thả lỏng tận hưởng những giây phút thanh thản.

Cơm Rau Đầu Tuyến

Bắc Phong

* Phỏng ý truyện bữa cơm có chút rau của Trung Hậu

chặt đầu đuôi đánh vẩy
kho tiêu cá lù đù
ăn một mình nhớ bạn
thuở tạp dịch biên khu

tân binh đi chôn xác
lính sinh bắc tử nam
bẻ cây dựng thánh giá
làm dấu tích mộ phần

bạn cầm xẻng đào hố
ngậm ngùi đời chiến binh
mình chôn người ta trước
sau người ta chôn mình

'Thơ Con Cóc': Một bài thơ hay

 Nguyễn Hưng Quốc

Con cóc trong hang
Con cóc nhảy ra
Con cóc nhảy ra
Con cóc ngồi đó
Con cóc ngồi đó
Con cóc nhảy đi

Yêu thơ, thuộc khá nhiều thơ, tôi có thói quen hay đọc thơ, khe khẽ, một mình, nhất là vào những buổi chiều, đi làm về, nhìn nắng ngẩn ngơ vàng, lòng bỗng dưng, nói như Xuân Diệu, ‘hiu hiu khẽ buồn’. Những lúc ấy, dù không mong, thơ vẫn hiện về, thầm thì, như một lời đồng điệu. Thường là thơ của Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử và nhiều nhà thơ khác, trước năm 1945; những bài thơ ngọt ngào vô hạn, đọc lên, ngỡ có hương thơm thoang thoảng quanh mình và ngỡ lòng mình, giống như Hồ Dzếnh ngày nào, hoá thành rừng, thành mây, đầy một niềm chiều.
Thế nhưng, lạ, dễ đã mấy năm rồi, không hiểu tại sao, càng ngày tôi càng mất dần cái thói quen thơ mộng ấy. Tôi vẫn đọc thơ nhưng hầu như bài thơ nào đang đọc dở dang cũng đều bị cắt ngang bởi một bài thơ rất vô duyên: ‘Thơ con cóc’. Từ đâu đó, tận trong tiềm thức, bài ‘Thơ con cóc’ nhảy chồm ra, giành giật, chen lấn, xô đẩy, cuối cùng, thật oái oăm, bao giờ nó cũng thắng thế.

Góc Nhà

Luân Hoán

ta đã nhiều năm xa tổ quốc
nhưng nào tổ quốc có xa ta
sờ tay lên ngực nghe còn ấm
hơi thở cỏ cây ở quê nhà

vẫn gặp bình minh trên ngọc tóc
mỗi lần tay chải ngọn bâng khuâng
gió từ bờ ruộng qua bụi chuối
mang tiếng chìa vôi, thoảng hương bần

Dịch Thơ: Tái Sáng Tạo. Ngoạn Mục và Thú Vị.

Ngu Yên

Ý Thức Sáng Tác Thơ. Tập Một

1 
Dịch Thơ: Tái Sáng Tạo.
Ngoạn Mục và Thú Vị.

Ila Kaminsky, chủ biên tuyển tập thơ thế giới: The Ecco Anthology of International Poetry, ấn hành bởi Harper Collins Publisher, 2010, trình bày về việc dịch thơ cho toàn bộ tác phẩm dày 540 trang với 309 thi sĩ từ hầu hết các dân tộc trên toàn cầu: “Theo George Steiner, một bài thơ gốc hiện diện tĩnh lặng như một ý nghĩa cao đẹp và người dịch nỗ lực truyền tải toàn bộ ý nghĩa và thẩm mỹ này sang ngôn ngữ thứ hai. Vì hai ngôn ngữ không bao giờ ăn khớp hoàn chỉnh với nhau, một bản dịch không bao giờ hoàn toàn thành công, luôn luôn có điều gì thất thoát. Nếu dịch không thể nào phục vụ hoàn hảo như tấm gương soi, chúng ta chỉ có thể đưa ra giả thuyết rằng dịch có hiệu quả riêng thay thế cho bằng chứng hoặc dấu vết của những lời thơ (tiếng nói) cao kỳ. Đôi khi chỉ những dấu vết như vậy đã đủ, như Garcia Lorca và Anna Ankhmatova, ngay cả những bản dịch sang Anh ngữ đã ảnh hưởng đến những nhà thơ Hoa Kỳ trong thế kỷ 20. Tương tựa như chim phượng hoàng, những bài thơ của các bậc tôn sư được tái sinh từ đống tro tàn của bản dịch.” (trang x1, Introduction.)
Ông nhận định, một bản dịch thành công thể hiện văn bản gốc trải qua một quá trình biến đổi với sự  tái sinh trong một mô hình sống động mới. Thỏa thuận với khái niệm này, nhà thơ Pauk Celan viết: “Ngôn ngữ mà tôi sáng tác thơ không liên quan gì đến lời thơ ở đây (trong tuyển tập) hoặc ở những nơi khác.” (x1) Nhà thơ Mahmoud Darwish đề nghị,một bài thơ dịch nên phát triển vào khả năng bao la của ngôn ngữ dịch.

Bài Ca Chí Lớn

Nguyễn Đức Lập

Dăm đứa bạn bè từ bốn phương
Gặp nhau rượu đắng trắng đêm trường
Ô hay!
Chí lớn trong thiên hạ
Nhắc lại càng thêm nỗi chán chường
Cạn chén này đi chén nữa thôi
Ta say! Quên hết chuyện buồn vui
Thế nhân còn mấy người xanh mắt
Thất thểu mình ta giữa chợ đời
Có phải ngươi vừa khóc đấy chăng?

Du Côn Hữu Dụng

Phan Ni Tấn

Tôi là Côn. Lớn lên trong một tu viện trên phố núi. Ra đời hành tẩu giang hồ chưa đầy một năm người trong phó nói tôi lá thằng du côn hữu dụng. Các Sơ cười hề hề nói đáng lẽ phong tôi là "hiệp khách hành" mới đúng, tôi nghe cũng chỉ cười hề hề.
Hai mươi năm trước, các Sơ bác ái lượm tôi ở bãi rác công cộng đem về nuôi cho ăn học. Năm học vỡ lòng lớp mẫu giáo tôi rụt rè như con gái. Lên tiểu học tự nhiên tôi đổi tánh thành đứa âm binh nghịch ngợm phá phách nhưng được cái là tôi học hành rất tấn tới, năm nào cũng nhảy lớp, có năm tôi nhảy liên tục hai lớp. Mười lăm tuổi tôi đậu tú tài (diplôme de bachelier) toàn phần. Hồi đó thi tú tài có năm hạng: Tối ưu, Ưu, Bình, Bình thứ và Thứ, tôi đậu Ưu. Thay vì xuống Sài Gòn thi vô đại học tôi bỏ học ra Quy Nhơn tầm sư học đạo. Đao đây là võ đạo, là võ của võ sĩ. Năm năm sau tôi xuống núi quy hồi cố hương chẳng nghề ngỗng gì ngoài nghề đấm đá túi bụi với bọn du đàng ngoài đường phố.
Ở tu viện mỗi sáng thức dậy tôi thường đọc Kinh Tin Sáng "Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, Amen" xong ra sân dợt vài đưởng quyền cho giãn gân giãn cốt. Dù các Sơ không giao cho tôi việc gì nhưng ngày ngày tôi vẫn lui cui quét dọn trong ngoài, lau chùi phòng ốc, thay nến trên bàn thờ Chúa như một con chiên ngoan đạo.  Riêng việc bếp núc, cuốc đất trồng rau đã có các Sơ trẻ chăm lo, tôi không phải đụng tới. Thật ra, trong nhà thờ ai cũng biết tôi - vai năm tấc rộng thân mười thước cao - chưa từng biết sợ cái chi trên đới này, ngoài việc sợ… con trùng đất ngo ngoe. Hehe.

Bàn Chân Thở Với Bàn Tay


Hoàng Xuân Sơn

Chỗ khả dĩ để thở

xuống câu bất tận hằng hà
nụ
bông
hôm nào em xanh với đồng
nôn nao với gió
bế bồng theo mây
hôm nao đủ ngón bàn tay

Hương Bài Thơ Cũ

 Luân Hoán

bốn mốt năm xa chợt sáng nay
hương bài thơ cũ gợn chân mày
tiếng vàng thỏ thẻ reo hồn nhạc
đánh thức tình vui mở cánh bay

đứng lại trên hè ngã tư xưa
một thời chờ đợi run tay đưa
đôi câu viết vội trên bao thuốc
tim đập liên hồi quên gởi thưa

kịp nhớ bàn tay rất thẹn thùng
giấu ngay vào vạt áo rung rung
quay mình thả bước nhanh theo bạn
nhưng gót chừng như vướng nhớ nhung