Cơn Sốt

Lê Thị Huệ


Hồi chuông không bao giờ vắng mặt
Trong suốt bao nhiêu năm cùng chúng ta
Kéo còi tàu qua bao nhiêu sân ga
Đổ xuống trước mắt hai đứa bé bao nhiêu là định mệnh mê hoặc
Và chúng ta đã dốc sạch tuổi trẻ ra chọn
(Canh Thức Cùng Thơ Mộng)


Thoa chen vào cửa khi một sinh viên da mầu mở cánh cừa lớn của đại học xá. Nàng đến bên thang máy bấm nút số bảy. Chiếc thang máy không chạy. Nàng men theo những bậc thang của sáu tầng lầu đi lên. Dãy tam cấp vòng vẹo và cao hun hút. Đến lầu thứ tư, nàng thở dồn và lết từng bước một. Những sinh viên nội trú trong hall trường Columbia đi lên đi xuống thoăn thoắt, cười đùa thoải mái. Họ nở những nụ cười lớn an ủi khi thấy nàng bám tay vào cầu thang đẩy từng bước một. Lên đến lầu bảy, đôi chân mỏi quỵ, nàng ngồi bệt xuống chân cầu thang ngoài hành lang.
Bây giờ Thoa mới biết vào được phòng Ngữ không phải là chuyện dễ dàng. Chiều hôm qua khi chia tay nhau ở trạm tàu điện ngầm dưới phố, nàng lôi ra từ túi áo chàng một chiếc chìa khoá phòng. Ngữ nhìn chiếc chìa khoá trong nắm tay nàng và nói:
- Em giữ lấy cũng được. Cái chìa khóa này anh thường giấu lung tung. Thôi thì em cầm lấy cho tiện.
Giờ này ngồi trước cánh cửa lạnh lùng khép kín, Thoa mới biết rằng, cổng chính của đại học xá nơi chàng đang ở có một chìa khoá, cửa chính của mỗi lầu lại có một chìa khoá khác. Mà nàng thì chỉ có mỗi chìa khoá của riêng phòng Ngữ. Nếu không gặp lúc may mắn thì không dễ gì nàng vào được cửa phòng chàng để sử dụng cái chìa khoá riêng tư này.

Mẫu Hệ

Vũ Qùynh Hương

Có khi tôi ngồi nhổ tóc cho tình
mỗi sợi tóc trả bằng một nụ hôn
da thịt rợn hương tình ái
tóc yêu người từ lúc còn xanh

Những sợi tóc bạc trổ đầy hồn tôi
máu huyết tôi luân chuyển xanh xao
tôi hủy hoại hết phân tử hồng huyết cầu
và phân tử hạnh phúc
tôi bôi xoá mọi ký hiệu hóa học

Trí Nhớ Của Loài Chim

Hoàng Chính

  (Bản Anh ngữ The Birds' Memory được  phát thanh trên chương trình truyện ngắn quốc tế của đài BBC, London, Anh Quốc, hai ngày 23 và 25 tháng 03, 1996.)
 
 Thường thì lão vui vẻ như một gã đàn ông trong gánh xiệc. Nụ cười tuy nhăn nhúm nhưng lúc nào cũng gắn trên khuôn mặt đầy những nếp gấp của thời gian. Lão chẳng nói chuyện với ai. Một mình lão thơ thẩn ngoài công viên như một kẻ không công ăn việc làm. Chỉ có bầy chim là bu quanh lão, tíu tít như lũ con vây quanh người cha già hiền từ. Ðó là lúc lão nói chuyện huyên thuyên như người được bạc. Bây giờ, sau vài ly rượu, lão bỗng trở nên tư lự. Tôi ngồi đối diện lão, tay trái đặt hờ trên mặt chiếc bàn gỗ cũ, tay phải ngượng ngùng xoay chiếc ly sóng sánh chất rượu trong vắt như pha lê. Căn phòng chung cư chìm trong mùi thức ăn nướng thơm ngào ngạt. Mùi thịt nướng làm tôi ứ nước miếng. Và bao tử lại quặn lên những cơn co thắt không lớp lang.
          “Dường như khét rồi ông à.”
          “Cứ gọi tôi là John,” cái đầu lão gật gưỡng như thể bắt đầu nặng trên một cái cổ quá gầy guộc.”Không sao đâu.”
          Tôi liếc nhìn cái bếp nướng ở góc phòng. Căn phòng của lão cũng khá rộng. Phòng ngủ, phòng ăn nối dài với nhà bếp, phòng khách, nhà vệ sinh. Tất cả trở nên thênh thang với một lão già độc thân như lão. Chợt lão nâng ly rượu lên, đưa về phía tôi, vui vẻ, “Cạn ly đi cậu.”

Hộ Chiếu Của Nhà Văn

[đối thoại] 

Nguyễn Hưng Quốc

Một trong những ám ảnh lớn nhất của những người lưu vong là ý niệm về sở thuộc (sense of belonging). Với giới cầm bút, ám ảnh ấy lại càng nhiều day dứt: Không những bản thân họ mà còn cả tác phẩm của họ thuộc về đâu và sẽ đi về đâu?
Trong cuốn The Writer as Migrant (The University of Chicago Press, 2008), Ha Jin, nhà văn gốc Hoa viết bằng tiếng Anh tại Mỹ, trích dẫn một quan điểm của Nabokov mà tôi rất tâm đắc: Với một nhà văn, quốc tịch chỉ là điều thứ yếu; trong khi đó chính nghệ thuật mới là hộ chiếu thực sự của hắn.
Ha Jin dẫn ra trường hợp của hai nhà văn Aleksandr Solzhenitsyn và Lâm Ngữ Đường làm ví dụ.
Solzhenitsyn bị trục xuất khỏi Liên Xô vào năm 1974 và cư ngụ tại Mỹ đến năm 1994. Năm 1985, ông nộp đơn xin vào quốc tịch Mỹ nhưng đến ngày tuyên thệ, ông lại đổi ý. Năm 1994, sau khi chế độ Cộng sản sụp đổ, ông quay về Nga sinh sống. Tất cả những sự thay đổi về địa điểm cư trú ấy có ảnh hưởng gì đến sự nghiệp viết lách của Solzhenitsyn không? Không. Solzhenitsyn từng tuyên bố: “Tất cả cuộc đời tôi đều chứa đựng trong một điều – tác phẩm.” Và tác phẩm của ông, như ông cũng từng tuyên bố, “chỉ được viết cho quê nhà”, tức nước Nga. Nhưng nước Nga của ông lúc ấy lại từ chối ông:

Bàn Tay

Nh. Tay Ngàn

Trên cao xa kia nhớ nhung nàng chỉ còn mảng trời tím lạnh.
Buổi chiều tắt dần tắt dần tiếng chuông,
Cây lá sẫm.
Nàng vuốt lấy mặt nàng,
Thấy ngón tay nàng ướt đẫm.
 

Những đớn đau lớn theo đời nàng
Nàng đếm mãi trên bàn tay
(Ôi những ngón tay yếu ớt như côn trùng đơn chiếc)
Còn thanh xuân nàng ư?
Nàng hỏi sao mùa đông loài chim ủ rũ

Thố Ti....

Cao Xuân Huy

Sinh ra ở Việt Nam, nhưng lớn lên tại Mỹ nên tiếng Mỹ là ngôn ngữ chính của tôi. Khi rời Việt Nam tôi đã biết đọc biết viết, tuy tiếng Việt khá hơn bạn bè cùng tuổi, tôi thực ra chỉ có thể nói được những điều bình thường trong sinh hoạt hằng ngày. Tôi muốn học tiếng Việt nhưng bố bận vì sinh kế, không có thì giờ dạy con.
Tôi muốn tìm hiểu văn chương Việt Nam. Bố là người viết truyện và đang làm cho một tờ báo văn chương trong cộng đồng người Việt ở đây. Bố nói văn chương Việt Nam bao la lắm, bố không biết bao nhiêu, vả lại vì ít thì giờ nên bố chọn cho tôi đọc tác phẩm của những nhà văn mà theo bố, là những khuôn mặt lớn của văn chương Việt Nam. Bố nói cứ rán đọc, bố sẽ hướng dẫn thêm.
Những quyển sách bố chọn, tôi đọc rất kỹ, kể cả lời nói đầu, lời tựa đến lời bạt, lời khép. Tôi đọc hết những sách bố đưa, dường như văn chương Việt Nam quyến rũ, nên dù vất vả tôi vẫn tìm đọc thêm những quyển trong tủ sách của bố. Những quyển này, giá trị văn chương không bằng những quyển bố chọn. Tôi hỏi bố, tại sao truyện in ra mà không cần văn chương. Bố nói ở bên này in sách dễ lắm, có tiền là có thể xuất bản một quyển sách. Khác với sinh hoạt văn học ngoại quốc, văn học của ta thiếu hẳn một ngành phê bình chuyên biệt vốn cũng là một ngành học tại các đại học ở đây.

Bài Đồng Ca Riêng

Nguyễn Hàn Chung
                           
Đừng bắt đĩa dầu hao từng dan díu phải xa anh
thiếu nó anh lụn bấc khô tim lấy gì để sáng
trẻ trai nữa đâu mà sóng
mưa xưa cào xước mặt khuya rồi

Những lúc cùng bạn bè nhâm nhi tí cay
nhưng nhức nhớ cái thời đói quắt
đừng bắt anh về khi bạn anh đang hát
bài đồng ca riêng trong đáy ly

Cuộc Hẹn Thơ

Ngu Yên

Tôi nghĩ:
Sinh tạo bài thơ mới là điều lý tưởng. 
Công việc lý luận và tranh cãi sắp xảy ra chỉ là những ghi nhận trong nội tâm của một người nghĩ cách làm mới thơ từ bình thường đến triệt để. Kết quả như thể nào, phải đợi người đó băng qua hết sa mạc mới biết. Nếu người đó không đủ khả năng vượt sa mạc, bài viết này đành để lại ven đường với xương khô lẫn lộn giữa xương người, xương lạc đà, và răng chó sói. 
Tôi bắt đầu từ khái niệm làm mới thơ là làm mới những phụ thể của bốn yếu tính thơ. Rồi tiếp tục làm mới những thuộc tính và sắc thái thơ cho phù hợp với phụ thể mới. Với điều kiện: văn bản sáng tác phải hội đủ bản thể thơ. Với định luật tự nhiên cố định: Thơ luôn luôn đổi mới. 
Ngày 5 tháng 12.
Ý tưởng đầu tiên đến với tôi là thay đổi những phụ thể quen thuộc của yếu tính ý nghĩa. Ý nghĩa của bài thơ, của câu thơ, luôn luôn là thứ tồn tại nếu bài thơ, câu thơ đó được ghi nhớ hoặc được đóng giá trong lịch sử. 
Khái niệm tổng quát: Ý nghĩa của mọi sự vật là do con người gán cho. Ý nghĩa là tính hiểu biết về một đối tượng, sẽ không thay đổi. Nhưng ý nghĩa như thế nào, diễn tiến ra sao, thuộc về phụ thể và thuộc tính. Ý nghĩa của một đối tượng bao gồm ý nghĩa chung của đa số và ý nghĩa riêng của mỗi người trong mỗi thời đại, mỗi hoàn cảnh, mỗi trình độ, và mỗi cá tính. Ý nghĩa thay đổi trong quá trình giữa hai cực: Hiện thực và hư cấu. Thực tế và tưởng tượng là hai thành phần biến chuyển ý nghĩa. Trong khi, kiến thức, kinh nghiệm, văn hóa, và ngôn ngữ, bốn thành tố chủ lực tạo ra ý nghĩa cho một đối tượng hoặc một hữu thể. 
Như vậy, muốn đổi mới phụ thể của yếu tí

Viết Văn Ngoài Quê Hương

Nguyễn Mộng Giác

Chủ đề tạp chí Việt nêu ra làm cho tôi tự hỏi: "Mình bắt đầu thực sự 'sống' ngoài quê hương từ lúc nào đây?"
Trong "Lời cuối cho một bộ trường thiên" phụ lục của bộ Mùa biển động, tôi có viết: "Sau nhiều lần toan tính ra đi thất bại, đến lần thứ năm tôi mới rời khỏi quê hương. Ngày đó không bao giờ tôi quên: 29-11-1981. Khi chiếc ghe nhỏ đã ra tới ngoài khơi, nhìn vào bờ thấy ngọn hải đăng Vũng Tàu ngày càng xa, lòng tôi quặn thắt, có một phần thân thể và tâm hồn tôi đã chết. Tôi ngồi khóc lặng lẽ, quên cả nỗi sợ chết vì lúc đó sóng dữ, chiếc ghe khi bị đưa lên cao lên đầu ngọn sóng, khi bị đẩy chúi xuống lũng nước sâu. Sau năm ngày sáu đêm trôi trên mặt biển mênh mông, chúng tôi được tàu giàn khoan vớt và đưa vào đảo Kuku Nam Dương ngày 6-12-1981."
Giây phút cảm thấy đứt ruột khi ngọn hải đăng Vũng Tàu xa dần đêm hôm ấy là thời điểm bắt đầu "sống" ở hải ngoại? Năm 1989 viết những dòng chữ ấy, tôi tin như vậy. Bây giờ đọc lại, thấy mình lầm. Lúc ấy, thực ra tôi chưa ra khỏi nước. Tôi vẫn còn có thể bị một tàu công an biên phòng hoặc một tàu đánh cá quốc doanh nào đó chận bắt, dù không còn nhìn thấy ngọn hải đăng quen thuộc. Ngay cả khi đã ra hải phận quốc tế, nếu bão biển không dịu đi, chiếc ghe vượt biên mong manh vẫn có thể bị đẩy trở lại bờ. Sự sợ hãi vẫn còn đó, nó là dấu vết không thể tẩy xóa của một đặc trưng mới của dân tộc Việt Nam trong lịch sử hiện đại. Cho nên thời điểm khởi đầu cho cuộc sống mới của tôi ở hải ngoại, đúng hơn, phải là lúc chúng tôi được tàu giàn khoan của liên hiệp công ty Tây Đức-Nam Dương vớt chiều ngày 5-12-1981.

Lấy Nhau Chẳng Đặng

Phan Thị Trọng Tuyến 
 
Lợi dụng thời gian đổi diễn giả, tôi rời căn phòng họp lớn ồn ào tiếng người và nồng nực mùi khói thuốc lá để thoát ra phòng ngoài.
Ở phòng này, còn vắng vẻ và không khí còn thanh khiết. Thiên hạ và người lác đác cũng trốn ra, la cà bên những quán hàng ăn. Những tấm bảng giấy quảng cáo, mời mọc: bánh cuốn Ða Kao, thạch chè Hiển Khánh, bò viên Casino... Thì ra nhắc nhở suông chưa đủ. Khi nãy, xen kẽ với những bài hát, câu hò, ca vọng cổ, các nhà văn, nhà thơ lần lượt lên sân khấu nhắc nhở đến những buổi sáng ở Cây Quéo, những buổi trưa Bà Chiểu, những ngày mưa ở Bình Hòa, những phiên chợ ở Gò Vấp... Mọi người ngậm ngùi ôn lại hình ảnh trường xưa lớp cũ, bạn bè, lính tráng, công tư chức, kẻ mất người tù, kẻ đông người tây bây giờ. Rồi lát nữa đây, ra nhấm nháp những ềtiêu biểu cụ thể thì ai nấy có thể... yên tâm sống cho đến lần kỷ niệm sau.
Chợt có một bàn tay đặt nhẹ lên vai tôi từ phía sau lưng, một giọng nói ấm áp quen thuộc, nhưng từ lâu lắm, tôi cố tình đẩy ra bên ngoài trí nhớ.

Niệm Khúc Súng Gươm

Nguyễn Mạnh Trinh

Nốc cạn cho say đời biệt xứ
Mềm môi chưa sạch nỗi rêu rong
Máu lửa trôi dài cơn mộng dữ
Mịt mờ nhân ảnh bạc lòng không

Đếm tuổi nhọc nhằn thêm tóc bạc
Đếm tiền chưa đủ một cuộc say
Lỡ đường đau tủi vài câu hát
Én lạc ghềnh khơi mây trắng bay

Tiếng Đàn Của Cô Bé Hàng Xóm

 Lê Thị Huệ
Chuyện Ngắn
Tôi nghe tiếng đàn lúc cô vừa mới sơ tuổi. Tiếng đàn nhà hàng xóm ù ơ vọng sang. Văng vẳng vài nốt nhạc vừa bắt đầu vày vọc đàn. Có lẽ “Mỏm với Đá” (Mom & Dad) của cô cho cô bé học đàn. Tôi nghĩ Tàu học đàn. Người Tàu ở Hoa Kỳ vẫn rập khuôn cho con học dương cầm hay vĩ cầm hòng sau này con lập thành tích nổi trội để nộp đơn vào các đại học le lói.
Ba mẹ cô là thứ chằng ăn trăn quấn. Một ông trẻ Tàu Cholon lùn và tròn. Trán hói. Ngộ với nị lia chia. Một mẹ mụ du học sinh Méng Lèng Chai Nà (Mainland China) lấy ông Việt gốc bánh tiêu kỹ sư điện tử vùng Silicon Valley để có quốc tịch ở lại Mỹ.
Lần thứ nhất là tôi thấy cô bé từ nhà thương Kaiser về. Mẹ cô ẵm trên tay. Một bụm nơ hồng. Năm ấy hàng rào của hàng xóm bị bão Nancy quất sụm. Thợ Mễ đến sửa nên họ nhờ chồng tôi cho phép dùng sân đậu xe để tạm đống gỗ do Home Depot chuyển giao. Chồng tôi lúc đó đang ở Tokyo nên Tàu chồng phải hỏi qua tôi. Đương sự phân trần tôi mới biết gia cang. Ngôi nhà này do cha mẹ họ Đặng là chủ tiệm fastfood cho ông. Ông không phải đóng mortgage nữa. Ông mới có con gái. Tàu vợ khó chịu bắt ông phải qua hỏi nhờ chúng tôi dù theo ông thì để ngoài vỉa đường cũng được.