Người Đàn Bà Ở Đường Dupont

Hoàng Chính

1
Ông đi qua bà đi lại. Ơi thế giới đông người. Không có ai, không còn ai. Người đàn bà hát nghêu ngao. Mưa nắng thất thường. Gió mưa là bệnh của trời. Câu hát vang vọng ở những khúc quanh, chen lẫn những tiếng ho đứt đoạn. Âm thanh vẩn đục như nước vấy bùn. Vũng nước trâu đầm, đỏ ngầu mầu huyết đọng. Câu hát khúc khắc những tiếng ho. Anh ơi, sao thế giới đông người, em chỉ thấy riêng một mình anh.
Người đàn ông đứng sựng lại trên lề đường. Cái bóng đổ dài, đưa đẩy trên nền gạch xám. Vết nhăn hằn hai góc mắt. Nơi nào có dịp đi qua thời gian cũng bỏ lại dấu vết. Nơi đây, thời gian bỏ đầy dấu chân chim. Thời gian phũ phàng.

Cũ. Như Là

Hoàng Xuân Sơn

nó làm sao ấy, mấy cái truyện
nó thế nào ấy, những câu thơ
tôi bận đồng phục.  đeo sống mũi
đời nay.  tiếng nhạc rất mơ hồ
tôi chơi về khuya.  em đừng dạ
hồi chuông đã gióng ở phiêu bồng
cửa trời quên khóa sương vừa mọc
một đóa phương thuỳ tợ đóa em
vẫn làm sao ấy.  đường tôi đi
những mộng mơ.  khuỵu xuống chân quỳ
rồi bàn chân tấy xui niềm nhớ
lúc xa người.  và chút diệm mi
 
Hoàng Xuân Sơn

3 mai 2015

Ba Người Đàn Ông KV

Lê Thị Huệ


KV Thứ Nhất
 
Một người đàn ông diu dàng, hết sức dịu dàng. Ông ta làm tôi nhớ một đứa con gái làm biếng trổ mả. Một đứa con gái 28.50kg. Một đứa con gái tràn đầy mơ màng tuổi mười sáu, nhú nhít chút chít tuổi mười bảy, thòm thèm tuổi mười tám, xa ngái tuổi mười chín, và aurevoir vĩnh viễn Nói Với Tuổi Hai Mươi Nhất Hạnh. Khi tưởng tượng về thân xác và tâm hồn ông, tôi thường nghĩ về sự mảnh mai của đứa con gái Huế thập niên 1960.
Ông ta thả lềnh bềnh những bè thanh âm vào đời.  Nhân gian bấu víu, giành nhau, kiếm chút hơi hướm trinh nguyên của con gái và tiếng hát hao gầy của Nghệ Thuật. Nghệ Thuật của ông ta là cõng con gái đồng trinh lên vai và băng qua cuộc đời như một kẻ sơ tán trong một xứ sở chiến tranh điên loạn.
Nghệ thuật của ông ta là biến những người đàn ông chó sói thành những đứa con gái dẹ dàng phút giây.  
Tình yêu của ông là nụ hôn dịu dàng lên trán ấm. Nụ hôn tràn trề sung mãn năng lực tinh thần. Nụ hôn mặc khải những tình yêu mơ hồ. Hôn vào trong tim. Hôn không nước miếng. Hôn một lần sống một đời.

Ngôi Nhà Sau Lưng Văn Miếu

Trần Vũ

Tôi trở về ngôi nhà của gia đình sau hơn hai mươi năm xa cách. Ngôi nhà chừng như không thay đổi mấy ở mặt tiền. Vẫn ba gian tường quét vôi trắng, điểm một vài khung cửa khép hờ, một chái bếp ở hiên sau và mảnh sân con vuông vức nơi lối ra vào. Dấu tích của thời gian chỉ ẩn hiện lờ mờ từng đốm ố trên vách tường cũ, đã ngả màu cháo lòng và loang lổ đây đó như những vệt mụt nhọt thâm sâu. Ngôi nhà vẫn giữ được màu ngói đỏ mà Thầy tôi thuê người lợp trước ngày Nhật chiếm Ðông Dương. Vẫn còn nguyên một mảnh ngói mẻ nằm ở hàng ngói thứ mười từ máng xối đếm lên. Cả lớp rêu xanh rì bám vào bờ tường chạy viền theo bên hông nhà ra đến chân hàng giậu hoa dâm bụt nơi Thầy tôi đang đứng.
- Kìa cái Nụ về đấy à? Ði đâu mãi thế? Ðến gần Thầy xem, mắt Thầy lòa rồi không nom rõ...

Om Sòm Trên Vách

Song Thao

Năm 1954, di cư vào Nam, gia đình tôi mua được một căn nhà nhỏ bên Vĩnh Hội. Nhà vách ván, lợp tôn, hồi đó mua khoảng 50 ngàn. Nhà nằm trên một con hẻm, cắt ngang đường Bến Vân Đồn, gần cầu Ông Lãnh. Nhà chỉ có ở một bên hẻm, bên kia là chiếc tường cao và dài suốt hẻm của một hãng làm phân bón rất lớn có tên tây mà tôi không còn nhớ. Hẻm không có tên, số nhà xuyệc (sur) vài cái chồng lên nhau trên đường Bến Vân Đồn. Dân chúng quen miệng gọi là hẻm Hãng Phân. Cái tên không chính thức bỗng một ngày đẹp trời trở thành tên chính thức.  Thành phố cho dựng bảng tên đường ở đầu đường với cái tên “Hẻm Hãng Phân” bảng xanh chữ trắng rất trang trọng. Vậy là chết con dân! Các anh chị tuổi bồ bịch bỗng rơi vào một tình trạng dở khóc dở cười. Thư từ biết để địa chỉ sao cho khỏi bốc mùi!
Hẻm không có mùi nhưng tên có mùi nằm trong khu lao động. Nhà tôi nằm giữa nhà anh Tư Xích Lô Máy và chị Ba bán trái cây ngoài chợ Cầu Ông Lãnh. Vách ván là những tấm ván mỏng dính được ghép từ khi còn tươi đã co lại dần theo thời gian. Nhưng vách vẫn kín vì những tranh ảnh dán lên trên che hết những kẽ hở. Ngày tết, nhà nào cũng làm mới vách, lấy những phụ bản mới của các báo dán lên. Ngày đó, báo xuân đua nhau in bìa và phụ bản bằng tranh ảnh màu trên giấy láng rất tiện lợi cho việc trang hoàng nhà cửa dịp tết. Đây là một tập tục được độc giả, nhất là độc giả thuộc các khu xóm lao động hoan nghênh. Ngày tết, qua chúc tết hàng xóm láng giềng, thấy nhà nào cũng đổi mới, xuân ơi là xuân!

Những Đêm Không Ngủ

Nguyễn Đức Lập

Có một đêm nào em thức trắng
Ngồi đếm sao trời như ta không?
Có một đêm nào em thả hồn bềnh bồng vô tận
Như đám mây trời trôi nổi cô đơn?
Ơ này em
780 đêm rồi
Không ngủ
Tìm tương lai trên cao thẳm chập chùng
Trời cao quá mà ta thì bé bỏng

Một Ngày Thơ Thẩn Thẫn Thờ

Bắc Phong
buổi sáng
ông thức dậy sớm
uống ly cà phê
ăn bát cháo yến mạch
xong đi bộ ra lối mòn
nằm cạnh chung cư
dẫn vào rừng cây hoang dã
ông bước thảnh thơi đến con lạch
nhìn dòng nước chảy êm đềm
hít đầy khí trời trong lành
vào hai buồng phổi
ông nhớ lời người yêu dặn
anh nên thường ra ngoài
để trời đất nuôi mình

Ba Chục Năm Sau
Đọc Thơ Cũ Của Luân Hoán Ở Xứ Người

Hoàng Khởi Phong

1-
Ở ngoài đời tôi chưa gặp Luân Hoán, nhưng ba chục năm trước đây vào khoảng cuối năm 1974, tôi đã một lần đọc bản thảo thơ anh ở Ðà Lạt. Tôi không nhớ ai đưa cho tôi tập bản thảo này, chỉ nhớ thời gian đó tôi có giao tình rất kỹ với các bạn chủ trương tờ Ý Thức, và tập bản thảo của Luân Hoán đến tay tôi có thể qua một bạn nào đó trong nhóm Ý Thức như Lữ Quỳnh, Lữ Kiều, Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, Lê Ký Thương... Cũng cần nói thêm trước khi đọc nguyên cả một tập bản thảo thơ Luân Hoán, thỉnh thoảng tôi bắt gặp tên anh nơi những bài thơ đăng rải rác trên các tạp chí văn học, và cả trong các tạp chí của Quân Ðội.
Luân Hoán và tôi có những điểm chung: Cùng là những người lính, và cùng làm thơ. Tôi không biết anh bắt đầu làm thơ và sống với thơ từ bao giờ? Có thể trước khi khoác bộ áo nhà binh kệch cỡm trên người, hay cũng như tôi chỉ thực sự làm thơ sau khi đã làm một người lính. Dù đến với thơ trong giai đoạn nào của đời sống, tôi vẫn tin anh là người đến với thơ trước tôi một hai năm, chỉ giản dị vì anh lớn hơn tôi hai tuổi. Thế nhưng trong tiểu sử cũng như  trong thơ của anh, tôi biết anh đi lính sau tôi vài năm. Thành thử nếu có sự khác biệt lớn nhất giữa hai chúng tôi có lẽ anh là nhà thơ rồi mới đi lính, còn tôi là một người lính trước khi làm thơ.  Ðiểm khác nhau then chốt này cho thấy sau khi chiến tranh tàn đã mấy chục năm, anh vẫn còn làm thơ, và tôi tin rằng anh sẽ còn làm thơ cho tới khi ngừng hơi thở. Phần tôi thì trong gần ba chục năm ở xứ người tôi chỉ làm thêm dăm bài thơ không hơn kém. Nhưng tôi tin vào một ngày nào đó tôi sẽ làm thơ lại, tất nhiên với một hơi thơ khác cả về đề tài cũng như ngôn ngữ.

Blues

Hoàng Xuân Sơn

Chạm mặt vào dây.  đàn.  điếng hồn
blues nhả chữ xanh trầm tuý mật
giọt đắm mon men mầu rượu cúc
ngả nón.  xin một đồng tiền cắc

ném chơi vào khoảng tra-la-da
đáo nhiệm rất ngờ cơn họa chúi
ồ.  bông ở đâu như hoa ca
đem tin một ngày thân bại xuội*

Nhân Bản Vô Tính Vị Tình?

Phan Thị Trọng Tuyến


A thousand years, a thousand more
A thousand times a million doors to eternity…
Sting

Tháng chín 2010.
Lần thứ nhì, điểm đau xuất hiện cũng bất ngờ, như lằn chớp ngoằn ngoèo trên bầu trời đêm trong sáng. Mũi kim đâm bắt đầu từ giữa ngực trái, mọc dài xuyên ngang bụng, trổ ra lưng, lan lên vai trái. Một đường đau bất ngờ, bén ngọt, rõ ràng. Và ngay lập tức, trái tim cuống quít, dồn dập nhịp đập, hỏi han và kêu cứu. Mồ hôi ướt ngực. Không khí chợt đậm đặc, ngưng đọng trước mũi. Khi mở mắt ra, đêm vẫn yên tĩnh bình thường quanh tôi, chỉ váng vất đâu đó một chút bàng hoàng, một chút hoang mang của khoảnh khắc sau ác mộng. Không, ngắn hơn ác mộng. Một cái chớp mắt kéo dài của một đoạn phim quay chậm. Một đoạn phim không đầu đuôi, điển tích, không cốt chuyện, ngụ ngôn. Vì tâm lí bất an? Chỉ là một thoáng mộng dữ?
Lần thứ ba, chấm đau vẫn bất ngờ và ngắn ngủi nhưng trí nhớ bắt đầu ghi dấu và vẽ lại trình tự thành hình. Điểm đau đột khởi, đường chém ngọt, nhịp tim hoảng loạn, thúc bách, hơi thở mất tăm, những bong bóng phổi xì hơi ngoi ngóp mang cá mắc cạn. Phải tìm cho ra điển tích, thông điệp.
Bây giờ, trong khi chờ đợi, tôi đâm ra bực bội vì đôi lúc bắt gặp mình đang nghe ngóùng, mong chờ, theo dõi bước đi của đường gươm, bực bội vì tưởng như cả tâm trí mình đều hội tụ về chỗ đau ấy.
Khi nào? Có phải sau lần đến bệnh viện thăm chú Hoá? Có phải từ hôm được tin đứa con út li dị vợ và không quyền giữ con?

Viết Văn Với… Cây Búa

Nguyễn Hưng Quốc

Trí thức là loài nhai lại. Trong giới trí thức, có hai thành phần hay nhai lại nhất: các nhà giáo và những người cầm bút. Các nhà giáo nhai lại, đã đành. Vì nghề mà cũng vì nghiệp: nhiệm vụ của họ là truyền bá những kiến thức phổ thông, làm những cái gạch nối nho nhỏ giữa các thế hệ để bảo đảm tính liên tục của văn hoá. Còn những người cầm bút, tức những nhà sáng tạo, những kẻ có lúc tự xưng là những thượng đế con con, oái oăm thay, cũng thường xuyên nhai lại. Nhai lại những kiến thức cũ. Nhai lại những cách suy nghĩ và những cách cảm xúc cũ. Nhai lại những sáo ngữ xác xơ của thời đại. Và, như là một quy luật, bất cứ cái gì bị nhai lại nhiều lần đều bị biến thành cỏ. Một thứ văn-chương-cỏ.

Tự Vệ Sĩ

Ngu Yên

Đời tấn công
Tôi làm thơ tự vệ
Người bao vây
Thơ mở lối thoát thân
Buồn tràn ngập
Trốn vào tim phòng thủ
Hồn rút lui về hướng trăng lên