Cánh Cửa, tập truyện ngắn Nhật Tiến

Cánh Cửa
tập truyện ngắn Nhật Tiến
Thời Văn xuất bản 1990
Sách dầy 250 trang, gồm 13 truyện ngắn.
Tựa Hoàng Khởi Phong trang 9
Thay lời nói đầu của tác giả trang 19
thay lời cuối trang 239



Đọc truyện ngắn Cánh Cửa

Bài hát buồn của tên lãng tử

Nguyễn Đức Lập

Tên lãng tử
Rượu đã say từ hồi mới tối
Áo khoác trên vai
Bóng dài xiêu đổ
Trên con đường lồi lõm đá san hô
Đèn tắt từ lâu
Chỉ còn những tia sáng lờ mờ
Hắt qua kẽ lá
Tên lãng tử
Vừa đi vừa hát
Giọng rã rời

Sinh Nhựt Ca

Thơ Nguyễn Đức Lập

Đốt thuốc nửa đêm thay đốt nến
Một mình cười với bóng trăng suông
Ừ nhỉ! Bốn mươi năm lận đận
Sổ đời chưa hết bụi trần ai

Thiên kinh vạn quyển mang đà mỏi
Hưng? Phế? Ra gì cuộc đổi thay
Nhớ thuở hai mươi tràn ước vọng
Sông hồ phơi phới nẻo tương lai

Gót chân Kỳ, Ký khinh đường hẹp
Hồn ngát hương hoa, trải dặm dài
Theo gương người trước đòi nghiên bút
Thế núi, hình sông luống miệt mài

Ca Dao

Thơ Nguyễn Đức Lập

Anh đứng đây
Vời trông con nước
Trăng cuối năm, sóng vỗ tràn bờ
Điệu hát nào một thoáng lửng lơ
Mà đủ khiến mắt cay môi đắng
Ơi này em
Lời ca dao của mẹ
Thoáng ngọt ngào vang vọng đâu đây
Nghe bỗng dưng
Khói tỏa sông dài
Trắng cánh cò bay
Thơm nồng lúa mới
Lặng lẽ bờ kinh
Đèn soi chập tối
Giọng khoan hò nhịp bảy nhịp ba

Thư Không Người Nhận truyện ngắn Hoàng Khởi Phong


Thư Không Người Nhận 

truyện ngắn Hoàng Khởi Phong
Tổ hợp Tân Thư - Thời Văn xuất bản 1991
Sách dầy 206 trang, gồm 8 truyện ngắn.
Và Gió Ở Quê Nhà thay lời tựa của tác giả
Bìa và chân dung tác giả: Khánh Trường
Phụ Bản của Đinh Cường và Võ Đình
Giá 10 Mỹ Kim



Thư Không Người Nhận  
truyện ngắn Hoàng Khởi Phong

Để tặng một người Mỹ đã chết rất trẻ ở Việt Nam và địa chỉ người nhận là Thiên Đàng. Nơi đó, buồn thaykhông phải là địa chỉ sau cùng của mỗi “chúng ta”

Elbert thân,
Thật tình tôi không ngờ đã đứng trước cửa nhà anh, căn nhà thật xinh nổi bật trên thảm cỏ xanh, một hàng rào gỗ thấp lè tè bên những khóm hồng nở rộ. Một cây táo, trái xanh tròn, lớp da bên ngoài mịn màng như những trái vú sữa ở nước tôi. Sáng nay mẹ anh đến thăm tụi tôi tại nhà thờ, chỗ tụi tôi đang trú ngụ tạm chờ thuê nhà. Dạo đó giữa tháng 8-75, sau một tháng ở Guam, một tháng ở trại Indiana Town Gap, tiểu bang Penn, một tháng ở trường đại học Saint-Joseph, một ngôi trường nằm giữa hai thành phố Augusta và Portland của tiểu bang Maine.
Chúng tôi tới đây tạm trú trong hai lớp học của một nhà thờ nhỏ Winterport. Tôi dám chắc với anh đây là một trong những city nhỏ nhất nước Mỹ, với dân số xấp xỉ một ngàn người, và ngôi nhà thờ nhỏ đó dĩ nhiên không giàu so với các giáo xứ khác... (Đọc tiếp Thư Không Người Nhận)

Nắng Rớt Vườn Xuân thơ Trần Vấn Lệ

Nắng Rớt Vườn Xuân thơ Trần Vấn Lệ


Thời Văn xuất bản 1995
Sách dầy 146 trang.
Tựa Thời Văn trang79
Giá 10 Mỹ Kim






Tờ Mộng Rách Rồi truyện ngắn Hồ Đình Nghiêm

Tờ Mộng Rách Rồi 


truyện ngắn Hồ Đình Nghiêm
Tổ hợp Tân Thư - Thời Văn xuất bản 1991
Sách dầy 214 trang, gồm 12 truyện ngắn.
Bìa Khánh Trường
Phụ Bản của Đinh Cường và Võ Đình
Giá 12 Mỹ Kim



.

Nhứt Biết Nhì Quen chuyện dài Nguyễn Đức Lập

Nhứt Biết Nhì Quen 

chuyện dài Nguyễn Đức Lập

Thời Văn xuất bản 1995
Sách dầy 256 trang, gồm 13 truyện ngắn.
Giá 12 Mỹ Kim


Tách giả viết xong Mạnh Xuân năm Kỷ Tỵ 1989


Tháng Ba Gãy Súng: Chương Bốn

Hồi Ký Cao Xuân Huy

 

Bốn

Phản ứng đầu tiên của tôi khi tỉnh dậy là đưa tay sờ lên đầu, chỗ để đội mũ còn nguyên nhưng cái mũ sắt đã văng đâu mất. Biết chắc là mình còn sống, tôi cố gắng trấn tĩnh nhưng trong người vẫn thảng thốt làm sao ấy. Kết quả của viên đạn làm bay mũ sắt trên đầu tôi đã làm tôi không còn suy nghĩ gì nữa, ý nghĩ muốn chết ngay lập tức đã không còn, mở đường máu hay không mở đường máu không còn là vấn đề. Ðầu óc tôi hoàn toàn đờ đẫn, trống rỗng. Giờ này có lẽ cũng một, hai giờ khuya gì rồi. Vấn đề của tôi lúc này là ngủ. Ngồi dựa lưng vào vách giao thông hào, tôi ngủ một giấc. Giấc ngủ dĩ nhiên rất mệt mỏi và chập chờn trong tiếng súng.
Không rõ tôi ngủ như vậy trong thời gian bao lâu. Bưởi đánh thức tôi dậy:
“Ông thầy, tiểu đoàn 7 lên trám bớt tuyến cho mình. 369 nói ông thầy rút ngắn tuyến lại.”
Tiểu đoàn 7 là đơn vị được vận chuyển bằng xe từ Quảng Trị vào nên đạn dược còn đầy đủ và sức khỏe chưa bết bát như chúng tôi. Sau khi bắt tay nhau và sắp xếp xong khu vực phòng thủ, tôi bèn làm một bài ca con cá kiếm chút đạn, và đồng thời tôi vững tin hơn rất nhiều vì phòng tuyến không còn quá rộng so với khả năng phòng thủ của chúng tôi trong lúc này. Tuy nhiên tôi lại bị ám ảnh trở lại bởi cái lệnh mở đường máu.
Gần sáng 26. Biển yên gió lặng, trời sáng nhờ nhờ vì sương mù. Tôi nhận lệnh cho tải thương binh ra sát bờ biển để đợi tàu vào bốc. Trung úy Xuân đã biến mất cùng tên lính mang máy. Tôi nói với cô gái Huế học Văn Khoa và vợ chồng người lính cao bồi của trung úy Xuân còn nằm lại:
“Có tàu vào tải thương, mấy người ra bờ biển đi theo đám thương binh lên tàu, trời còn tối, đi từ đây xuống mé nước không nguy hiểm bao nhiêu đâu.”
Họ dắt nhau chạy băng từ mô cát này đến mô cát khác và biến mất trong màn sương

Tháng Ba Gãy Súng: Chương Năm

Hồi Ký Cao Xuân Huy

 

Năm

Lên đến trên tàu, không khí quá nặng nề ngột ngạt. Không phải nặng nề ngột ngạt vì số người trên tàu quá đông, mà vì cả tàu đang bị bao trùm bằng mùi giết chóc, căng thẳng.
Huy mập nhét vào tay tôi khẩu súng ngắn, dặn dò:
“Súng tôi lên đạn sẵn, ông giữ cẩn thận.”
“Còn gì nữa để mà phải thủ súng lên đạn sẵn?”
“Thì ông cứ giữ đề phòng. Biết đâu có lúc phải xài tới.”
Chưa kịp tìm chỗ ngồi, tôi nghe một tiếng súng nổ.
Hai người lính Thủy Quân Lục Chiến cúi xuống khiêng xác một người lính Bộ Binh vừa bị bắn chết ném xuống biển. Một người lính Thủy Quân Lục Chiến khác đang gí súng vào đầu một trung úy Bộ Binh ra lệnh:
“Ðụ mẹ, có xuống không?”
“Tôi lạy anh, anh cho tôi đi theo với.”
“Ðụ mẹ, tao đếm tới ba, không nhảy xuống biển tao bắn.”
“Tôi lạy anh mà, tôi đâu có gia đình ở ngoài này.”
“Ðụ mẹ, một.”
“Tôi lạy anh mà, anh đừng bắt tôi ở lại, anh muốn lạy bao nhiêu cái tôi cũng lạy hết. Tôi lạy anh, tôi lạy anh.”
“Ðụ mẹ, hai.”
“Trời đất, mình đồng đội với nhau mà, anh không thương gì tôi hết. Tôi lạy anh mà.”
“Ðụ mẹ, ba.”
Tiếng ba vừa dứt, tiếng súng nổ.
Người trung úy Bộ Binh ngã bật ngửa ra, mặt còn giữ nguyên nét kinh hoàng. Viên đạn M-16 chui vào từ đỉnh đầu. Xác của anh ta được hai người lính Thủy Quân Lục Chiến khác khiêng ném xuống biển.

Tháng Ba Gãy Súng: Chương Sáu

Hồi Ký Cao Xuân Huy

 

 Sáu (Hết)

Trời đã tối, tiếng súng bắn đi đã êm, chỉ còn những tiếng súng Việt Cộng bắn chúng tôi. Tiếng chân người chạy mỗi lúc một nhiều về hướng nam.
Khải máy và Phước râu chạy đến chỗ tôi. Khải máy la lên:
“Trời ơi ông thầy, người ta chạy hết rồi, ông còn nằm đó mà “moi lỗ”!”
“Còn phải đợi thằng Bưởi nữa chứ.”
“Ðợi gì nữa mà đợi. Có thể nó đã chết rồi, cũng có thể nó đã chạy rồi.”
Tôi quay sang cô gái:
“Thôi, chạy đi cô em.”
Cô gái nhìn tôi, lắc đầu.
Tôi đứng dậy, chạy theo Khải máy và Phước râu.
Chúng tôi chạy lom khom qua hết những cái gọ nằm rải rác trên bờ, nhập vào dòng người đang chạy sát mé nước.
Chạy thì cứ chạy, không lẽ mọi người đã chạy mà mình lại không chạy, nhưng thực sự tôi không hiểu là chạy để làm gì, và chạy đi đâu, chạy về hướng nam tức là chạy về phía cửa Tư Hiền. Tôi chẳng buồn nghĩ là chạy về đó rồi sẽ làm gì, và mình có chạy nổi về đó hay không.
Phước râu đề nghị:
“Hồi nãy tụi nó tự tử nhiều quá, hay là mình tự tử luôn đi ông thầy.”
Khải máy góp ý:
“Có lý đó ông thầy. Mình chạy như vầy để làm cái gì?”
“Không, tụi mày ngu thấy mẹ. Người ta cắt đất để giao cho Việt Cộng. Tụi mình dở nên mình bị kẹt. Nếu bị bắt cũng chừng vài tháng chứ mấy, khi nào được trao trả về, đụ mẹ, đánh lại.”

Nguyễn Công Trứ, Sự Nghiệp Và Thi Văn
Biên khảo của Trúc Lâm Nguyễn Xuyên

Biên khảo của Trúc Lâm Nguyễn Xuyên
Thời Văn xuất bản 1993
Sách dầy 247 trang, gồm 3 phần
- Sự nghiệp thân thế
- Thơ Văn
- Phụ Lục.
và lời tựa của tác giả
Giá 12 Mỹ Kim






Cõi Ngoài, thơ Nguyễn Tiến

Thơ Nguyễn Tiến
Thời Văn xuất bản 1993
Sách dầy 152 trang, gồm 250 đoạn thơ
và"Thi Ca Trong Thế Giới Mới Can Đảm" thay lời bạt của tác giả
Bìa: Nguyên Khai (độc bản 1992)
Phụ Bản của Khánh Trường, Nguyên Khai và Võ Đình
Giá 8 Mỹ Kim






Ly Thân, truyện dài Trần Manh Hảo

Thời Văn tái bản lần thứ nhất năm 1990

Chúng tôi  cảm ơn bạn Trần Thế Dũng, Westminster, California, USA đã cho chi tiết về cuốn sách này:

Sách dầy 349 trang,
Bìa Khánh Trường
Thời Văn tái bản lần thứ nhất năm 1990
Mở đầu bằng "Ly Thân, một trường hợp điển hình của văn chương phản kháng" bài viết của Hoàng Khởi Phong.
Lời tựa của nhà xuất bản Đồng Nai, Việt Nam
giá bán 14 Mỹ kim, ngoài Hoa Kỳ thêm 2 Mỹ kim

Về ảnh bìa, cũng như chúng tôi, bạn Trần Thế Dũng không còn, qúy vị nào còn giữ, xin vui lòng bỏ thời gian để chụp ảnh bìa và cho chúng tôi xin.
Xin liên lạc với Thời Văn
Chân thành cảm ơn qúy vị trước.
Trân trọng
Thời Văn

Ngôi Nhà Sau Lưng Văn Miếu tập truyện ngắn Trần Vũ

Thời Văn xuất bản lần thứ nhất năm 1989

Chúng tôi đã mất ấn bản này, nếu qúy vị nào còn cất giữ, xin vui lòng bỏ thời gian để chụp ảnh bìa và cho chúng tôi xin chi tiết
Xin liên lạc với Thời Văn
Chân thành cảm ơn qúy vị trước.
Trân trọng
Thời Văn


Đọc truyện ngắn:

Ngôi Nhà Sau Lưng Văn Miếu 
 của Trần Vũ

Tôi trở về ngôi nhà của gia đình sau hơn hai mươi năm xa cách. Ngôi nhà chừng như không thay đổi mấy ở mặt tiền. Vẫn ba gian tường quét vôi trắng, điểm một vài khung cửa khép hờ, một chái bếp ở hiên sau và mảnh sân con vuông vức nơi lối ra vào. Dấu tích của thời gian chỉ ẩn hiện lờ mờ từng đốm ố trên vách tường cũ, đã ngả màu cháo lòng và loang lổ đây đó như những vệt mụt nhọt thâm sâu. Ngôi nhà vẫn giữ được màu ngói đỏ mà Thầy tôi thuê người lợp trước ngày Nhật chiếm Ðông Dương. Vẫn còn nguyên một mảnh ngói mẻ nằm ở hàng ngói thứ mười từ máng xối đếm lên. Cả lớp rêu xanh rì bám vào bờ tường chạy viền theo bên hông nhà ra đến chân hàng giậu hoa dâm bụt nơi Thầy tôi đang đứng.
- Kìa cái Nụ về đấy à? Ði đâu mãi thế? Ðến gần Thầy xem, mắt Thầy lòa rồi không nom rõ...  Đọc tiếp



.

Cao Xuân Huy, tác giả và tác phẩm

* Nguyễn Mạnh Trính

Viết về chiến tranh, có lẽ là một đề tài lớn của không những văn học Việt Nam và cả văn học thế giới nữa. Những tác phầm như Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh của E.M. Remarques hay Chiến Tranh và Hòa Bình là những danh tác mà ở đó chiến tranh đã được nhìn ngắm với con mắt của tâm hồn vĩ đại của nhân loại. Ở chiến tranh Việt Nam, cũng có nhiều nhà văn viết về chiến tranh có chất lửa và biểu hiện được một phần tâm tư của thời đại. Cao Xuân Huy là một trong những nhà văn đã viết lên những trang sách trung thực viết về cuộc chiến mà ông tham dự. Tản mạn về chân dung và tác phẩm Cao Xuân Huy có lẽ là một đề tài thú vị, nói về một tác giả mà tôi nghĩ gần gũi với chúng ta, những người tị nạn đã trải qua một thời thế có một không hai của lịch sử Việt Nam.

Ở thời điểm cuối tháng ba năm 1975, lịch sử Việt nam bắt đầu những khúc quanh mới. Và ở không gian thời gian này tạo thành nhiều lý do để chúng ta nói chuyện về Cao Xuân Huy. Tháng Ba Gãy Súng là một cuốn hồi ký ghi chép lại những diễn biến của mặt trận Thừa Thiên Huế mà tác giả là người kể chuyện lại. Cuốn sách đã được tái bản đến mười lần và có mặt trên 58 thư viện lớn trên toàn thế giới.

Nhưng, khi tôi đọc một đoạn trên mạng Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia thì tôi lại thấy một sự kiện lạ.

Theo đó thì ông Cao Xuân Kiên nêu lên một câu hỏi ”Theo tôi, chú tôi, Cao Xuân Huy, là một nhà tư tưởng lớn và có vị trí quan trọng trong nền tảng văn hóa Việt Nam. Ông Cao Xuân Huy (nhà văn-Tháng Ba Gãy Súng) cũng là một người có tiếng hiện nay. Làm sao để có cả hai trong Wiki?

Và ông Nguyễn Hữu Dụng, người phụ trách trang định hướng của Wiki trả lời :

Nét Phẩy Bên Ngàn, trường thi Nguyễn Tiến

Trường thi của Nguyễn Tiến
Thời Văn xuất bản 1993
Sách dầy 152 trang, gồm 250 đoạn thơ
và hậu từ của tác giả
Bìa: Khánh Trường
Phụ Bản của Khánh Trường, Nguyên Khai và Võ Đình
Giá 10 Mỹ Kim




Nếu Đi Hết Biển Phỏng Vấn Của Trần Văn Thủy

Phỏng vấn của Trần văn Thủy
Sách dầy 193 trang.
Thời Văn xuất bản 2004
Giá bán 12 Mỹ Kim
Kevin Bowen giới thiều gồm các bài viếtcủa Trần Văm Thủy
và trả lời phỏng vấn của
Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Nhật Tiến, Cao Xuân Huy, Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Khởi Phong, Trương Vũ, Wayne Karlin, Tuyết và Chris.